|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp tự vệ để xử lý các dự án yếu kém của ngành

06:52 | 27/11/2017
Chia sẻ
Đây là nội dung được đề cập đến trong "Kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương".

Theo đó, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cần thực hiện theo yêu cầu của "Kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương" (được gọi là Kế hoạch hành động) được ban hành ngày 14/11. Mục đích là để khẩn trương đưa các dự án, doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh vào hoạt động, khai thác hiệu quả ở mức cao nhất.

Đồng thời xử lý những dự án, doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất để thu hồi tối đa tài sản Nhà nước, hạn chế thấp nhất thất thoát, tác động tiêu cực tới ngân sách Nhà nước và nền kinh tế nói chung.

Với lộ trình cụ thể, đến hết năm 2018 phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp và đến năm 2020, hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém.

Để đảm bảo đạt được mục tiêu, Kế hoạch hành động yêu cầu Bộ Công Thương giám sát, chỉ đạo, cho ý kiến giải quyết và tổng hợp báo cáo. Đặc biệt, phối hợp với các Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành và đơn vị liên quan để hoàn thành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón MAP - DAP; rà soát việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ kẽm (AD02); rà soát giữa kỳ vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm Phôi thép và Thép dài. Thời gian thực hiện và hoàn thành đối với 3 dự án này là tháng 3/2018 và tháng 9/2019.

Đối với vụ việc chống án phá giá sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu, phân bón MAP - DAP nhập khẩu, một số sản phẩm sợi DTY, DSF nhập khẩu, sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm nhựa, Bộ Công Thương cũng cần nghiên cứu và điều tra trong giai đoạn 2018 - 2019.

Bên cạnh đó, Kế hoạch hành động cũng đề nghị Bộ theo dõi tình hình nhập khẩu và diễn biến giá cả sản phẩm ethanol nhập khẩu để có cơ sở xem xét tư vấn sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Cùng với đó, hàng năm hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp, hiệp hội về hồ sơ và thủ tục pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Tập trung thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo đúng quyết định của Thủ tướng, đảm bảo đến ngày 1/1/2018 sẽ thay thế xăng khoáng RON92 bằng xăng E5 RON 92 trên thị trường.

Với các dự án gồm Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng, và Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng phải hoàn thành công tác thành tra và có báo cáo kết quả thực hiện vào tháng 12/2017.

Về phía Bộ NN&PTNT, Kế hoạch hành động yêu cầu phối hợp với Bộ Công Thương để xử lý các vấn đề giống và quy hoạch vùng trồng sắn để bảo đảm nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học trong nước. Thời gian thực hiện/ hoàn thành là quý I/2018.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng cần chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến giải quyết các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn/ Tổng công ty đối với những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Lyly Cao

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.