Bloomberg: Dịch ASF đã xuất hiện ở Mông Cổ
"Điều này cho thấy rất khó để bất kì quốc gia nào tránh được sự xâm nhiễm của virus ASF", ông Dirk Pififfer, giáo sư tại Khoa Truyền nhiễm và Sức khỏe Cộng đồng tại City University of Hong Kong, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Thực tế Mông Cổ có mật độ heo thấp càng củng cố thêm giả thuyết về sự lây lan rộng theo địa lí của virus, ông Pififfer nói thêm.
Sự bùng phát dịch bệnh ở một quốc gia châu Á thứ hai có nghĩa là các nước láng giềng của Trung Quốc nên gia tăng nỗ lực chuẩn bị cho căn bệnh dẫn tới việc tiêu hủy heo hàng loạt ở Trung Quốc, thị trường heo lớn nhất thế giới.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), đang dẫn đầu một nỗ lực quốc tế để kiểm soát virus ASF, sự lây lan của dịch bệnh sang các quốc gia châu Á khác là gần như chắc chắn.
Ảnh minh họa. |
Các cơ quan y tế động vật ở châu Á đã tăng cường giám sát biên giới và Trung Quốc đã giết mổ hơn 900.000 con heo để ngăn chặn dịch bệnh, không gây hại cho con người.
Với việc hiện vẫn chưa có vacxin để bảo vệ động vật, các nhà nghiên cứu cho biết loại virus này - có thể tồn tại hơn một năm trong hịt heo muối, là một rủi ro đặc biết đối với các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam và Myanmar.
Theo một đăng tải trên trang web của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) hôm 15/1, ổ dịch tại Mông Cổ được tìm thấy tại một cơ sở chăn nuôi nhỏ ở trung tâm khu vực Bulgan, có biên giới với Nga. Tổng cộng có 214 con heo đã bị giết và xử lý sau khi 85 trường hợp nhiễm dịch ASF được tìm thấy tại cơ sở này.
Ông Pfeiffer cho biết nhiều công việc cần phải được thực hiện để xác định xem dịch bệnh này bị xâm nhiễm vào Mông Cổ từ Trung Quốc hay Đông Âu.
"Không một quốc gia nào có thể trả được giá cho sự ảo tưởng rằng có thể tránh được sự lây lan của virus", theo ông Pfeiffer. "Nó sẽ trở nên phức tạp hơn nếu và nơi dịch bệnh xuất hiện trong quần thể heo rừng.
Giá thịt heo ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng khi các trang trại tăng cường giết mổ để tránh nhiễm dịch, khiến nguồn cung gia tăng. Vào tuần đầu tiên của tháng 1, giá tại các tỉnh phía đông bắc đã giảm 34% so với một năm trước và 16% ở miền bắc, theo dữ liệu được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc công bố.