|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Biết mình dốt cũng là điểm mạnh của người khởi nghiệp'

11:12 | 03/01/2018
Chia sẻ
Đoàn Thị Thùy Nhung, người sáng lập thương hiệu Thảo Mộc Trường Sinh, nhận định không am hiểu về chuyên môn có thể trở thành điểm mạnh của người khởi nghiệp.

Rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay từng khởi nghiệp với ngành, nghề hoàn toàn khác chuyên môn của họ. Chẳng hạn, anh Tống Quang Phú, cử nhân chuyên ngành xuất bản Trường ĐH Văn hóa TP.HCM nhưng lại khởi nghiệp thành công với dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng xe tại nhà đầu tiên tại Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Huệ, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, sản xuất nước giải khát từ nông sản hữu cơ và hiện nay sản phẩm của chị đã xuất hiện khắp đất nước.

biet minh dot cung la diem manh cua nguoi khoi nghiep
Nữ doanh nhân Đoàn Thị Thùy Nhung, người sáng lập công ty Thảo Mộc Trường Sinh, cho rằng không biết chuyên môn có thể trở thành điểm mạnh của người khởi nghiệp. Ảnh: Đoàn Thị Thùy Nhung

Đoàn Thị Thùy Nhung, một nữ cử nhân quản trị kinh doanh của Đại học Thương mại Hà Nội, cũng chính thức gia nhập đội ngũ người khởi nghiệp trái ngành khi cô quyết định sản xuất thảo dược. Đương nhiên, Nhung hiểu những thách thức mà cô sẽ đối mặt.

"Biết bản thân không có nhiều kiến thức chuyên môn về sinh, dược nên tôi phải chủ động tìm những người giỏi về lĩnh vực đó để kết hợp với tôi", Nhung kể.

Theo Nhung, liên kết với những người khác là chiến lược cần thiết trong khởi nghiệp.

"Doanh nhân cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để liên kết với những người sở hữu những điểm mạnh mà mình còn thiếu", cô nói.

Mặc dù khởi nghiệp trái ngành, song Nhung khẳng định kiến thức trong trường cũng hữu ích đối với cô trong quá trình kinh doanh.

"Những trải nghiệm từ thời sinh viên có thể giúp chúng ta vun đắp kỹ năng", cô nhận xét.

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị của Đại học Thương Mại ở Hà Nội, Đoàn Thị Thùy Nhung từng làm thuê cho một số công ty và tự doanh.

Vào năm 2014, cha và mẹ Nhung nảy ra ý tưởng thuê đất để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như ớt, chanh đào. Nhưng tìm một mảnh đất phù hợp là việc rất khó đối với họ. Rồi vận may mỉm cười khi họ phát hiện một vùng đất ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Khi tới mảnh đất để quan sát, họ thấy cây cà gai leo mọc rất mạnh ở đó. Mọi người trong gia đình quyết định trồng cà gai leo ở đây. Họ thấy rằng, người dân ngày càng chuộng cà gai leo vì công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe, đặt biệt là tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan, giải độc bia rượu không thua kém thuốc tân dược.

Với những mẻ cao đầu tiên bằng phương pháp thủ công, Nhung bán sản phẩm cho người thân, bạn bè, người quen. Mọi người đều hài lòng khi sử dụng sản phẩm.

Phản hồi tích cực từ người sử dụng thôi thúc Nhung mở rộng quy mô sản xuất để đưa sản phẩm tới nhiều người hơn. Nhưng phương pháp thủ công cản trở kế hoạch mở rộng quy mô vì chất lượng sản phẩm không đồng đều, sản lượng cũng rất thấp.

Để mở rộng quy mô sản xuất, Nhung quyết định thành lập công ty Thảo Mộc Trường Sinh, đồng thời thuê một cơ sở tinh chế có máy móc hiện đại ở huyện Thanh Trì, Hà Nội chế biến sản phẩm.

Tầm nhìn lâu dài của Nhung là hoàn thiện chuỗi cung ứng dược liệu. Theo chị, thị trường dược liệu ở Việt Nam rất tiềm năng vì hàng năm Bộ Y tế phải nhập khẩu lượng dược liệu khá lớn. Nguồn dược liệu ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất thuốc đông y.

Để có thể hoàn thiện quy trình trồng dược liệu - sản xuất - cung ứng, chị Nhung chủ trương thuê đối tác thực hiện những khâu mà công ty chưa có, chẳng hạn như tinh chế sản phẩm. Ngoài ra, Thảo Mộc Trường Sinh chỉ phân phối sản phẩm cho các đại lý, chứ không bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Vì thế, bộ máy của công ty rất gọn, chỉ gồm Nhung và người đồng sáng lập.

Kim Cương

NHNN bơm gần 25.000 tỷ qua kênh OMO, lãi suất lên cao nhất trong gần một năm
Ngày 22/5, NHNN đã có động thái nâng lãi suất cho vay qua kênh OMO lên 4,5%/năm. Đây có thể là động thái tiếp theo của nhà điều hành nhằm đẩy lãi suất thị trường 2, giúp giảm áp lực tỷ giá.