|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Biến cát san lấp thành cát xây dựng

07:44 | 16/01/2017
Chia sẻ
Ở thành phố Cần Thơ, ông Võ Tấn Dũng hợp tác với một doanh nghiệp vừa hoàn thành nhà máy biến cát san lấp thành cát xây dựng, công suất 1.500 m3/ngày, theo công nghệ của ông Dũng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng độc quyền sáng chế ngày 3/10/2016.

Ông Dũng cho biết, nhiều tháng ông mất ăn mất ngủ với nhà máy, có lúc tưởng không thực hiện được. Sáng chế ra đời năm 2011, khi đó đã đoạt giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật thành phố Cần Thơ và Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (VIFOTEC) lần thứ 11. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới cũng trao giải WIPO dành cho giải pháp xuất sắc nhất năm 2011. Sau đó, ông liên tục cải tiến và từ thiết bị nhỏ, xây dựng nhà máy lớn.

Sáng chế xuất phát từ thực tiễn thiếu cát xây dựng ở ĐBSCL, khi thượng nguồn sông Mê Kông bị đắp đập thủy điện. Bởi phù sa theo dòng chảy, cát to lắng lại hầu hết ở đáy sông trên đất Campuchia, một ít theo sông Tiền và sông Hậu sang tỉnh An Giang, Đồng Tháp rồi càng về xuôi cát càng nhỏ, tới thành phố Cần Thơ thì cát nhỏ lại thêm nhiều tạp chất. Trong xây dựng, đổ bê tông phải sử dụng cát to ở Campuchia và đầu nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp; cát nhỏ dùng xây tô, còn cát ở thành phố Cần Thơ chủ yếu để san lấp mặt bằng.

Ông Dũng là Giám đốc Cty TNHH Phan Thành, chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng. Trước tình hình thiếu cát, ban đầu, sáng chế của ông chủ yếu sàng loại bỏ tạp chất lớn và rửa tạp chất nhỏ, nâng cao chất lượng cát xây dựng. Dần dần, cát xây dựng rất thiếu vì Campuchia cấm xuất khẩu cát và lượng cát khai thác trong nước cũng ít, ông liên tục cải tiến để thiết bị có thể phân ra nhiều loại cát. Với cát nhỏ trước kia chỉ dùng xây tô, thiết bị của ông tách được một lượng cát to để đổ bê tông; cát trước kia chỉ dùng san lấp thì thiết bị của ông tách được cát xây tô và rửa sạch. Thiết bị còn lấy được phù sa và tạp chất hữu cơ phục vụ trồng trọt.

Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ Nguyễn Tấn Dược đánh giá, sáng chế đáp ứng nhu cầu cát sạch, lại đa dạng sản phẩm nên rất có giá trị cho ngành xây dựng. Nhóm giảng viên Trường Đại học Cần Thơ do Ths Lê Thành Phiêu làm chủ nhiệm, nghiên cứu cho biết, trong xây dựng, sử dụng cát sạch tiết kiệm được 10 -17% lượng xi măng. Còn Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) khẳng định, cường độ bê tông sử dụng cát và đá sạch tăng lên 10 -20% so với cát, đá chưa rửa sạch.

Ông Võ Tấn Dũng cho biết, xây dựng một nhà máy sàng lọc và rửa sạch cát, công suất 1.500 m3/ngày, tốn chừng 2 tỷ đồng. “Hiện đã có đối tác đàm phán xây dựng nhà máy ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và TPHCM. Chúng tôi cũng đang tính toán xây dựng cơ sở chế tạo thiết bị nhà máy để sản xuất hàng loạt”, ông Dũng nó

Sáu Nghệ