BIDV vượt mốc 1.000 chi nhánh, phòng giao dịch trong nước
BIDV chuẩn bị vượt mốc 1.000 chi nhánh, phòng giao dịch trong nước (Ảnh:BIDV) |
Mới đây nhất ngày 6/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 7983/NHNN-TTGSNH chấp thuận thành lập 39 phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Cụ thể, các phòng giao dịch được mở thêm tại các địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Đăk Nông, Đăk Lăk, Đà Lạt, Gia Lai, Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Sơn La, Bình Dương, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bến Tre, TP HCM.
Trong khoảng thời gian ngắn đầu tháng 10, ngoài BIDV trước đó đã có 3 ngân hàng thương mại (Techcombank, Vietcombank, SCB) được NHNN chấp thuận thành lập, mở mới thêm nhiều chi nhánh phòng giao dịch trong cả nước.
Theo thông tin từ BIDV, mạng lưới hiện tại của ngân hàng có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. BIDV còn có thêm mạng lưới phi ngân hàng gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…Ngân hàng cũng hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan...
Ngoài ra, BIDV cũng thực hiện liên doanh với các đối tác nước ngoài ở các tổ chức như Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
Tính đến 30/6/2017, tổng tài sản của BIDV đạt 1,1 triệu tỷ đồng, tăng thêm 9,3% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng tăng 11,8% lên 811,5 nghìn tỷ đồng; Dư nợ cho vay khách hàng tăng nhanh ngay từ đầu năm, đạt 794,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,35%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 3.708 tỷ đồng, tăng 11,44% cùng kỳ năm trước và hoàn thành 47,85% kế hoạch cả năm.
Lộ diện 6 ngân hàng được chọn thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42
6 ngân hàng gồm Sacombank, ACB, BIDV, Techcombank, VietinBank và Agribank được chọn thực hiện thí điểm Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. |