BIDV dưới thời Chủ tịch Trần Bắc Hà
Chân dung Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà | |
Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà sẽ rời nhiệm sở vào ngày 1/9 |
Sau 35 năm gắn bó và 8 năm làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (Mã: BID), ông Trần Bắc Hà sẽ rời nhiệm sở vào ngày 1/9 tới đây theo chế độ nghỉ hưu. Ông Hà là người gắn bó với BIDV qua nhiều giai đoạn phát triển và để lại nhiều dấu ấn quan trọng tại ngân hàng này.
Hiện tại, vốn điều lệ BIDV đã gấp 3,9 lần thời điểm năm 2008, đạt 34.187 tỷ đồng. Quá trình tăng vốn này có tính đến việc BIDV sáp nhập với MHB năm 2015.
Đơn vị: tỷ đồng |
Năm 2011, BIDV tiến hành cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Theo kết quả bán cổ phần, BIDV xác định lại giá trị vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 95,76%, người lao động nắm giữ 0,56% và cổ đông khác nắm giữ 3,68% vốn điều lệ BIDV. Tỷ lệ này được duy trì tới hiện tại.
Đến tháng 6/2016, tổng tài sản của BIDV đạt 930.268 tỷ đồng, gấp 3,8 lần năm 2008. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 18%.
Đơn vị: tỷ đồng |
Tình hình huy động vốn của BIDV cũng tăng đều qua các năm, từ 163.397 tỷ đồng năm 2008 lên mức 692.338 tỷ đồng trong 6T/2016, tương đương gấp 4,2 lần.
Giai đoạn 2008 - 2012, tỷ lệ nợ xấu BIDV đều ở mức 3%, riêng năm 2009 là 4%. Từ năm 2013 đến nay, BIDV luôn duy trì mức nợ xấu 2%.
Đơn vị: tỷ đồng |
Tỷ lệ an toàn vốn của BIDV, theo báo cáo thường niên mỗi năm đều đạt mức 9%. Năm 2008, con số chỉ ở mức 8,94%. Riêng năm 2011 - thời điểm trước cổ phần hóa, tỷ lệ này vượt lên 11,07%.
Về kết quả kinh doanh, trong giai đoạn 2008 - 2015, BIDV đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 14% về doanh thu và 16,3% về lợi nhuận trước thuế. Trong 6 tháng đầu năm 2016, BIDV đạt doanh thu 10.334 tỷ đồng, LNTT 1.234 tỷ đồng (hoàn thành 16% kế hoạch năm).
Đơn vị: tỷ đồng |
Trong các năm qua, BIDV cũng liên tục mở rộng hệ thống điểm giao dịch. Tính tại tháng 6/2016, hệ thống điểm giao dịch của BIDV đạt con số 815, gấp đôi so với năm 2008. Từ năm 2010, BIDV cũng đã có hơn 1.100 máy ATM phủ sóng toàn quốc, con số này cũng tăng dần qua các năm.
BIDV cũng là ngân hàng có những bước triển khai xúc tiến hoạt động thương mại đầu tư vào các nước láng giềng rất mạnh mẽ. Năm 1999, BIDV thành lập ngân hàng liên doanh với Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng (BCEL) có tên Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt. Đây là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Lào. Năm 2010, BIDV đầu tư tại Myanmar với sự ra đời của CTCP Đầu tư và Phát triển Myanmar (MIDC).
Cũng trong năm này, BIDV tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại thị trường Đông Âu và Nga bằng dự hiện diện chi nhánh Ngần hàng Liên doanh Việt Nga (VRB) tại Nga. Năm 2012, BIDV chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Cộng hòa Séc.
Vị thế của BIDV cũng được nhiều tổ chức định hạng đánh giá cao. Năm 2014, tổ chức định hạng tín nhiệm Moody's nâng mức xếp hạng BIDV lên B1 (tăng 1 bậc so với năm trước). BIDV cũng đánh giá BIDV là một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam.
Mục tiêu phát triển đến năm 2020, BIDV đặt chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản 17%/năm, LNTT 19%/năm, huy động vốn và dư nợ tín dụng đều tăng trưởng 20%/năm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/