|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bất ngờ từ nhiệm sau 28 ngày, Trưởng Ban Kiểm soát Chứng khoán BOS: 'Có một số rắc rối nên mình xin rút'

18:06 | 13/07/2020
Chia sẻ
Theo chia sẻ, bà Linh từng có ý định chuyển sang Chứng khoán BOS, tuy nhiên sau một số thông tin lùm xùm và thay đổi kế hoạch cá nhân nên đã có đơn xin từ nhiệm Thành viên Ban Kiểm soát.

Trưởng Ban kiểm soát Chứng khoán BOS từ nhiệm sau 28 ngày bổ nhiệm

Thông tin công bố mới đây, bà Trịnh Thùy Linh, Trưởng Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS (Mã: ART) nhiệm kì 2019 - 2024 có đơn xin từ nhiệm.

Theo thông tin công bố, lí do từ nhiệm được đưa ra vì lí do cá nhân nên bà Linh không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ.

"Tôi làm đơn này kính đề nghị Đại hội đồng cổ đông và Ban Kiểm soát Công ty CP Chứng khoán BOS cho phép tôi được chấm dứt tư cách thành viên Ban Kiểm soát kể từ ngày 29/6/2020", đơn từ nhiệm của bà Linh viết.

Được biết, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 được tổ chức vào ngày 1/6, bà Linh được bầu làm thành viên Ban kiểm soát của Chứng khoán BOS với tỉ lệ 98,77% số cổ phần tham dự. 

Thông tin từ sơ yếu lí lịch, bà Trịnh Thùy Linh sinh năm 1988, trình độ chuyên môn Tài chính- Kế toán. Trong quá trình công tác, bà Linh  từng làm việc tại các ngân hàng như VIB, VPBank, PVcombank và chưa từng làm việc tại công ty chứng khoán. 

Như vậy, với việc từ nhiệm vào ngày 29/6, Trưởng Ban Kiểm soát của Chứng khoán BOS từ nhiệm sau vỏn vẹn 28 ngày được bổ nhiệm. 

Bất ngờ từ nhiệm sau 28 ngày, Trưởng Ban Kiểm soát Chứng khoán BOS: 'Có một số rắc rối nên mình xin rút' - Ảnh 1.

Bà Trịnh Thùy Linh được bổ nhiệm làm thành viên Ban Kiểm soát của Chứng khoán BOS tại ĐHĐCĐ được tổ chức vào ngày 1/6. Ảnh: Chứng khoán BOS

'Có một số rắc rối nên mình xin rút'

Để thêm thông tin về việc bất ngờ từ nhiệm Trưởng ban Ban Kiểm soát của Chứng khoán BOS, chúng tôi đã liên lạc với bà Trịnh Thùy Linh.

Theo bà Linh cho biết từng cân nhắc việc làm thành viên Ban kiểm soát của Chứng khoán BOS. 

"Sau đó có một số rắc rối nên mình xin rút khỏi thành viên ban kiểm soát", bà Linh cho hay.

Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban Kiểm soát

Thành viên BKS phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a. Phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 164 Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty;

b. Có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật liên quan;

c. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc và người quản lý khác;

d. Không được giữ các chức vụ quản lý Công ty, không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của Công ty;

e. Không phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập đang/trong 03 năm liền trước đó thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty;

f. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, người quản lý của Công ty chứng khoán khác;

g. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ Chứng khoán BOS


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Linh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.