|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bắt kịp tiêu chuẩn quốc tế, TPBank tăng trưởng lành mạnh và bền vững

12:39 | 04/01/2022
Chia sẻ
Tiên phong triển khai áp dụng sớm các tiêu chuẩn quốc tế trong nội bộ ngân hàng, TPBank (Mã HOSE:TPB) đã ngày một minh bạch hóa, hướng đến một ngân hàng phát triển lành mạnh và bền vững. Kết quả kinh doanh vượt bậc trong năm 2021 với lợi nhuận tăng gần 40% so với năm 2020 cho thấy đà phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng.
Bắt kịp tiêu chuẩn quốc tế, TPBank tăng trưởng lành mạnh và bền vững - Ảnh 1.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong. (Ảnh: TPBank).

Ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với nhiều con số ấn tượng 

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết, tính đến hết năm 2021, tổng tài sản của TPBank đạt 295.000 tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm vượt trên 17% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 6.038 tỷ đồng hoàn thành vượt hơn 4% so với kế hoạch đã đặt ra, bên cạnh đó tổng thu nhập hoạt động tăng 30% so với cùng kỳ, tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,9% là những "trái ngọt" trong kết quả kinh doanh năm 2021 của TPBank. 

TPBank đồng thời thông báo tổng huy động đạt trên 262.000 tỷ đồng, tăng 77,000 tỷ đồng so với cuối năm 2020, trong đó nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank cũng đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay, thu nhập lãi thuần từ dịch vụ của ngân hàng tăng gần 65% so với cùng thời điểm cuối năm 2020, đạt trên 1.500 tỷ đồng.  

Năm 2021, TPBank đã hai lần được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 15.818 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu để chia cổ tức. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm cùng nguồn vốn huy động chất lượng đã giúp TPBank nâng cao hệ số an toàn vốn. Tính đến hết năm 2021, hệ số an toàn vốn CAR của TPBank đạt gần 14%, cao gần gấp đôi mức 8% mà NHNN yêu cầu. 

Sự cải thiện nền tảng vốn này là một trong những yếu tố then chốt giúp TPBank giữ vững đà tăng trưởng tốt trong giai đoạn thị trường khó khăn do tác động của dịch bệnh, đặc biệt, khi TPBank còn là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố hoàn thành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe Basel III và IFRS9 ngay trong Quý 4/2021.

Cổ phiếu TPB còn là mã được đánh giá cao trên thị trường, chốt phiên năm 2021 với mức tăng trưởng ấn tượng đạt 101%, đưa giá trị vốn hoá cua TPBank đạt hơn 2.8 tỷ USD.

Tập trung khai thác lượng khách hàng có chất lượng tốt , đồng thời, có những chính sách kích cầu với nhiều ưu đãi hấp dẫn để mở rộng khách hàng mới, TPBank đã sử dụng hiệu quả toàn bộ hạn mức tăng trưởng tín dụng 23.4% mà NHNN cho phép. Bên cạnh đó, trên quan điểm thận trọng, TPBank đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho không chỉ các khoản nợ xấu mà kể cả các khoản nợ tiềm ẩn, nợ cơ cấu theo các quy định mới tại Thông tư 11 và Thông tư 14 mới đây của NHNN, nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu của TPBank được cải thiện đáng kể và duy trì ở mức rất thấp, chỉ 0,9%.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho biết: "Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TPBank đã có những điều chỉnh hợp lý nhằm đa dạng hóa nguồn thu của ngân hàng. Chúng tôi triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, đáp ứng nhu cầu "không tiếp xúc" của khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh. Đặc biệt, TPBank tập trung khai thác lượng khách hàng với chất lượng rất tốt, tỉ lệ rủi ro thấp."

Năm của chiến lược Số toàn diện và hiệu quả

Bước sang giai đoạn Đổi mới số, nhiều sản phẩm dịch vụ của TPBank được ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ hiện đại để giúp ngân hàng thay đổi toàn diện sản phẩm và không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng, đúng với thương hiệu ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam. 

TPBank cũng ứng dụng công nghệ để giảm thiểu thời gian và chi phí vận hành. Ngân hàng đã số hóa toàn bộ các quy trình vận hành, triển khai 90% ngân hàng không giấy tờ (paperless) và ứng dụng RPA với gần 300 robot xử lý tự động hóa quy trình, thu thập dữ liệu, sẵn sàng cho vận hành ngân hàng theo mô hình Data-Driven. 

Nhờ đó, TPBank tối ưu hóa chi phí hoạt động xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Chỉ số chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) trong một năm qua đã giảm từ 40% xuống 33%. Các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ROA và ROE của ngân hàng lần lượt là 1,94% và 22,61%, cho thấy TPBank tiếp tục nằm trong nhóm những ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Số hoá toàn diện cũng tạo ra những bước tăng trưởng thần kỳ về số lượng khách hàng trong nhiều năm qua tại TPBank. Từ vỏn vẹn 1,7 triệu khách hàng năm 2017, TPBank đã đạt mốc 5 triệu vào cuối năm 2021 trong đó có hơn 2,4 triệu khách hàng thường xuyên trên các kênh giao dịch điện tử.

Với những kết quả nổi bật, năm 2021, TPBank ghi dấu ấn nhiều giải thưởng danh giá do tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá như giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á do APEA bình chọn; giải thưởng Ngân hàng số xuất sắc Việt Nam do The Asian Banker bình chọn; Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất; Ứng dụng Ngân hàng số xuất sắc nhất; Top 10 Ngân hàng uy tín Việt Nam và vinh dự là một trong 3 nơi làm việc tốt nhất ngành Ngân hàng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bích Thu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.