Bất động sản gắn với bảo tồn di sản: Nền tảng của đô thị bền vững
Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng văn hoá
Nếu đến một số điểm du lịch thành công nhất trên thế giới, chẳng hạn như các thị trấn cổ kính ở Pháp, Ý, Bỉ, Anh…, chúng ta sẽ thấy rất rõ bức tranh cân bằng giữa phát triển đô thị hiện đại gắn với việc tái sử dụng các công trình cổ đã và đang góp ích vào sự đa dạng hóa của nền kinh tế châu Âu.
Cách đây nhiều năm, chính quyền Sydney (Úc) đã tổ chức lễ bán “quyền không gian” phía trên Bảo tàng Hyde Park Barracks, công trình 200 năm tuổi giữa trung tâm thành phố nhằm lấy ngân sách phục vụ cho công tác bảo tồn di tích lịch sử. Đây được coi là biện pháp để duy trì các tòa nhà di sản mà nhiều nước cũng đã chú trọng.
Khu Boat Quay ven sông của Singapore cũng là một ví dụ nổi bật về cách bảo tồn di sản dẫn đến thành công về mặt kinh tế. Bằng cách duy trì bố cục và kiến trúc đô thị độc đáo, Boat Quay đã khai thác các dãy nhà phố từ thời thuộc địa thành quán bar, nhà hàng, các hoạt động giải trí nhộn nhịp về đêm, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới và đóng góp không nhỏ vào kinh tế đêm của đất nước.
Những câu chuyện thực tiễn trên đã cho thấy giá trị to lớn của di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử mang đến cho nền kinh tế. Phát triển bất động sản gắn với bảo tồn di sản giúp quảng bá văn hoá lịch sử bản địa hiệu quả, tạo ra điểm nhấn đặc sắc về kiến trúc, cảnh quan cho không gian sống.
Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Ngọc Hoa, chuyên gia cao cấp về chính sách và quy hoạch của enCity Singapore cho rằng, giá trị của một tòa nhà không chỉ nằm ở giá trị kiến trúc mà còn ở tác động của nó với cộng đồng, chứng nhân của các sự kiện lịch sử hoặc nằm trong một phần của cảnh quan đô thị lớn.
Việt Nam sở hữu một kho tàng di sản văn hoá vật thể, phi vật thể đồ sộ như các lễ hội truyền thống, di tích, phong tục tập quán đậm đà bản sắc vùng miền,… luôn thu hút du khách nội địa và quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà phát triển bất động sản nghiên cứu, kết hợp khai thác khía cạnh di sản vào thiết kế công trình.
Dấu ấn “di sản” trong công trình hiện đại
Việc kết hợp giữa di sản, văn hoá địa phương vào công trình kiến trúc đã và đang trở thành xu hướng phát triển bền vững cho bất động sản tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã vận dụng thành công hướng đi này, trong đó có Văn Phú - Invest.
“Để tạo ra những công trình mang màu sắc khác biệt, có giá trị sống hữu ích cho cộng đồng, Văn Phú - Invest lấy con người làm trung tâm, tự nhiên làm nền tảng.
Quan điểm của chúng tôi khi tạo lập các khu đô thị, các công trình trên khắp cả nước đó chính là tính phù hợp với môi trường tự nhiên, văn hóa vùng miền, đảm bảo khai thác tối đa các thế mạnh sẵn có của thiên nhiên, con người, các nét đẹp văn hoá đặc trưng,…
Từ đó, làm gia tăng sự khác biệt và độc đáo cho dự án, đồng thời phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống”, đại diện Văn Phú - Invest chia sẻ.
Khu đô thị biển Vlasta – Sầm Sơn được được biết đến là dự án điển hình của Văn Phú – Invest có phong cách kiến trúc độc đáo, lấy văn hoá tín ngưỡng của địa phương làm cảm hứng sáng tạo.
Nổi bật giữa dự án là công trình khách sạn trung tâm, có thiết kế dựa trên hình tượng cá voi với các đường nét, hoạ tiết độc đáo.
Sở dĩ, trong khuôn viên dự án hiện còn lưu giữ di tích Đền thờ cá ông linh thiêng được người dân chài nơi đây tôn kính và tổ chức các lễ hội, tục thờ cúng suốt hàng trăm năm qua.
Hình tượng cá voi không chỉ là tạo nên công trình có thiết kế độc bản mà còn như một biểu tượng sống động, gợi nhắc và tôn vinh những giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của địa phương, lưu giữ cho thế hệ tương lai.
Không chỉ riêng khu đô thị, các công trình khác của Văn Phú - Invest cũng rất chú trọng đến yếu tố văn hoá. Đền thờ vua Hùng tại thành phố Cần Thơ là một ví dụ điển hình. Điểm nhấn công trình là Đền thờ chính với hình tượng trống đồng cách điệu 18 cánh cung điêu khắc hoa văn đại diện cho 18 đời Hùng Vương.
Đền thờ chính có hình khối tròn xây trên nền vuông, tượng trưng cho Trời và Đất, bao quanh là 54 khối cột hình trụ kết thành vòng tròn trong hồ điều hòa tượng trưng cho cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, thời kỳ văn hóa Đông Sơn (cách nay 2000 - 2500 năm) được sử dụng để trang trí trên các vách tường trong không gian trưng bày chính của đền thờ, cột trụ, vách gian thờ, mái dốc hồ nước, cánh cung.
Không chỉ chú trọng đến yếu tố lịch sử, Văn Phú - Invest còn đề cao phong tục tập quán, lối sống, sinh hoạt của người dân địa phương và coi đó như một “di sản văn hoá” cần được gìn giữ. Điều này được thể hiện trong sự kết hợp hài hoà giữa văn hóa Đông Sơn với lối sống đặc trưng của miền Tây sông nước trong công trình Đền thờ vua Hùng thành phố Cần Thơ.
Ngoài việc đề cao tính nước, đặt đền thờ nằm trên một hồ điều hoà lớn, trên đường vào đền chính, Nhà bia được các kiến trúc sư xây dựng giữa sân với hình dáng mô phỏng kiến trúc ngôi đình truyền thống rất đặc trưng của người dân Nam bộ.
Với phương châm “chuyên tâm tạo giá trị sống”, những công trình của Văn Phú - Invest không chỉ phục vụ cho nhu cầu ở đơn thuần mà còn hướng tới những giá trị nhân văn thiết thực.
Việc kế thừa và gắn các dấu ấn di sản vào kiến trúc hiện đại là một yếu tố quan trọng trong phát triển đô thị bền vững của Văn Phú - Invest, góp phần lan tỏa văn hoá sống đặc trưng vùng miền, tôn vinh những người dân địa phương nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung, để mỗi công trình đều trở thành di sản cho thế hệ tương lai.