Bất động sản Đông Anh chuyển biến tích cực nhờ hạ tầng
Loạt dự án hạ tầng trọng điểm được kích hoạt
Chủ trương khởi công hoàn thiện tuyến vành đai 3 đoạn cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Nội Bài (14 km) đi qua địa bàn huyện Đông Anh đã được HĐND TP Hà Nội phê duyệt đầu tư vào năm 2023, dự kiến khởi công vào quý 4 năm 2025. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng được nhiều chuyên gia nhận định sẽ là yếu tố thúc đẩy kinh tế, xã hội ở tâm điểm BĐS mới ở Thủ đô Hà Nội.
Cùng với đó, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị tư vấn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc HàNội - Thái Nguyên; trình UBND TP xem xét trong quý III/2024, hướng đến kế hoạch khởi công dự án trong năm 2024.
Theo UBND TP Hà Nội, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Cầu Tứ Liên với tổng mức đầu tư lên tới gần 20.000 tỷ đồng nối quận Tây Hồ với Đông Anh- nơi đang thu hút rất nhiều dự án “khủng”.
Bên cạnh đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vừa công bố hồ sơ phương án một số tuyến đường trên địa bàn huyện Đông Anh. Dự kiến trong năm 2024, hàng loạt dự án dầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường trục chính quan trọng của Đông Anh cũng sẽ được khởi động như: Đoạn đường nối Vân Nội - Uy Nỗ, Nam Hồng – Tiên Dương, Nguyễn Khê - Tiên Dương - Pháp Lễ, ...
Như vậy, hiện nay Đông Anh được xem "đại công trường" xây dựng của Đông Bắc Hà Nội với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được triển khai. Việc đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó tạo hiệu ứng tích cực đến thị trường BĐS khu vực.
Kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc
Savill phân tích, Việt Nam đang nổi lên như một điểm sáng về thu hút nguồn vốn FDI nhờ sự phát triển ổn định và nhanh chóng của nền kinh tế. Cụ thể, 6 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại nước ta ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Bà Đỗ Thu Hằng, giám đốc Savill Việt Nam nhận định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao, kéo theo các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, đã tạo nguồn cầu đối với phân khúc căn hộ dịch vụ, từ đó góp phần đưa phân khúc này tiếp đà tăng trưởng.
Bên cạnh đó, lực đẩy từ hạ tầng giao thông đã góp phần cài cải thiện tâm lý nhà đầu tư, từ đó tạo thanh khoản tích cực cho bất động sản. Trước đây, so với các trục BĐS khác của Hà Nội thì Đông Anh dù có vị trí thuận lợi nhưng thị trường khá trầm lắng. Tuy nhiên, thời gian qua, nơi đây đã ghi nhận “con sóng” BĐS đổ về nhờ những thông tin về hạ tầng đã và đang tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường.
Hàng loạt dự án lớn hiện diện như: Dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nộ Nội (BRG), Khu đô thị Vinhomes Cổ Loa, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, Công viên Kim Quy (Sungroup), Eurowindow River Park (Eurowindow Holding);..... nhưng Đông Anh vẫn rất hạn chế về nguồn cung căn hộ đã hoàn thiện.
Được biết, tại khu vực chỉ có dự án Eurowindow River Park là nguồn cung căn hộ cao cấp, giá vừa túi tiền, đã bàn giao, cư dân sống ổn định một thời gian và chỉ còn lại một quỹ căn hộ ít hỏi.
Dự án có vị trí thuận tiện, nằm trên đại lộ Trường Sa, chỉ mất 10 phút vào nội thành, 15 phút đến phố cổ và 20 phút đến sân bay Quốc tế Nội Bài. Eurowindow River Park nằm sát chân cầu Đông Trù, gần cầu Tứ Liên, Thăng Long, Nhật Tân rất thuận tiện cho kết nối nội đô và liên vùng. Giao thông đã đồng bộ giúp thu hẹp khoảng cách đến các tỉnh thành lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương...
Với quỹ đất ngày càng khan hiếm, trong tương lai sẽ không còn nhiều dự án sở hữu vị trí đẹp như thế này ở thị trường Hà Nội.