|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bất chấp trừng phạt, giới tỷ phú Nga tiếp tục giàu vượt Mỹ

06:13 | 20/10/2018
Chia sẻ
Thống kê mới nhất của Bloomberg cho thấy giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Nga tiếp tục tăng lên bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây.
bat chap trung phat gioi ty phu nga tiep tuc giau vuot my Nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc mất 6,6 tỷ USD vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
bat chap trung phat gioi ty phu nga tiep tuc giau vuot my

Một góc thủ đô Moscow, Nga (Ảnh: RBTH)

Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, tính từ đầu năm 2018, giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Nga đã tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc các tỷ phú Nga đã vượt tất cả tỷ phú của các nước khác.

Tài sản của các tỷ phú trong ngành năng lượng như Leonid Mikhelson, Gennady Timchenko và Vagit Alekperov được cho là tăng mạnh nhất trong số 10 tỷ phú giàu nhất của Nga. Lý do dẫn tới sự gia tăng này bắt nguồn từ giá dầu thô tăng mạnh trong thời gian qua.

Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, xếp sau khối tài sản của các tỷ phú Nga là các tỷ phú Mỹ với giá trị tài sản ròng tăng 7,5%. Những người giàu nhất của Anh đã phải đối mặt với sự bất ổn của tiến trình Brexit (Anh rời EU), do vậy giá trị tài sản của họ chỉ tăng 3,4%.

Các chỉ số cũng cho thấy tỷ phú Trung Quốc là những người “tụt hạng” nhiều nhất. Giá trị tài sản ròng của 10 người giàu nhất Trung Quốc đã giảm hơn 27% trong năm 2018. Sự sụt giảm này được cho là do các tỷ phú này đã bán tháo ồ ạt công nghệ và bất động sản. Trung Quốc thời gian qua cũng phải đối mặt với sức ép từ cuộc chiến thương mại căng thẳng với Mỹ khi hai nước liên tục áp thuế trả đũa lẫn nhau.

Ngoài Nga, Mỹ và Anh đạt được tăng trưởng, tỷ phú của các nước khác đều chứng kiến sự sụt giảm về giá trị tài sản ròng. Cụ thể, Pháp giảm 0,8%, Thụy Điển 4,6%, Switzerland 5,4%, Ấn Độ 6%, Canada 8,3%, Brazil 12%, Đức 14,8%.

Mỹ và EU đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt, nhắm mục tiêu vào các cá nhân, công ty và nhiều ngành trong nền kinh tế Nga từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ năm 2014 và cuộc xung đột quân sự ở Đông Ukraine nổ ra. Tuy vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố các lệnh trừng phạt của phương Tây là vô nghĩa và Moscow sẽ tiếp tục phát triển.

Theo Thời báo Phố Wall, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến giá dầu tăng lên và làm suy yếu đồng rúp Nga. Tuy nhiên, chính hai yếu tố này đã giúp nền kinh tế Nga tăng trưởng.

Giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, đã tăng gần 14% kể từ giữa tháng 8. Giá dầu tăng phần lớn do Mỹ nối lại các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran khiến nguồn cung dầu thô bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, đồng rúp đã sụt giá 15% kể từ tháng 4 khi Mỹ áp lệnh trừng phạt Nga vì cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử Mỹ. Theo đó, giá đồng tiền của Nga thấp đã tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nga.

“Nga đang được hưởng lợi nhiều từ giá dầu tăng cao và đồng rúp suy yếu. Xét từ góc độ ngân sách, điều này được coi là nhân đôi lợi ích”, Viktor Szabo, quản lý tại hãng đầu tư Aberdeen Standard, nhận định.

Theo thông cáo do Điện Kremlin công bố hôm 17/10, Tổng thống Putin nhận định tình hình kinh tế Nga nhìn chung vẫn khả quan trong một số lĩnh vực quan trọng. Tăng trưởng công nghiệp đạt 3,1% trong 8 tháng, trong đó ngành sản xuất tăng trưởng 3,8%.

Xem thêm

Thành Đạt

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.