Báo Mỹ: Việt Nam chuyển mình từ sản xuất giày dép, quần áo đến đồ điện tử giá trị cao
Việt Nam không chỉ biết sản xuất hàng may mặc và giày dép
Theo nhiều hãng tin Hàn Quốc, LG Electronics cho biết trong năm nay, họ sẽ cắt giảm hoạt động sản xuất điện thoại thông minh tại quê nhà và chuyển đến Việt Nam.
Trong khi đó ngay tại Việt Nam, tập đoàn Vingroup sắp tung ra 4 mẫu điện thoại Vsmart phục vụ tầng lớp trung lưu dần lớn mạnh trong nước.
Theo Voice of America (Đài Tiếng nói Mỹ), loạt thông tin này cho thấy Việt Nam không còn là địa điểm nổi tiếng chỉ biết sản xuất giày dép và dệt may xuất khẩu như trước.
Mẫu điện thoại Bphone do BKAV sản xuất. (Ảnh: Voice of America)
"Cơ cấu xuất khẩu đã chứng kiến một sự thay đổi lớn về mặt giá trị gia tăng", nhà kinh tế trưởng Rajiv Biswas của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định khi so sánh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019.
Các nhà phân tích cho biết đầu tư vào loạt nhà máy sản xuất điện thoại, máy tính và phụ kiện như tai nghe hiện dẫn đầu chuỗi giá trị đang lên của Việt Nam.
Điện thoại thông minh dẫn đầu giá trị xuất khẩu của Việt Nam khi mang về tổng cộng 45,1 tỉ USD vào năm 2017 và danh mục máy tính cùng một số mặt hàng điện tử khác chiếm vị trí thứ ba (25,9 tỉ USD) sau danh mục hàng may mặc.
Theo công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, hàng điện tử nói chung chiếm vị trí đầu trên danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sản xuất hàng điện tử với giá trị gia tăng cao
Ông Biswas nhận định.
Việt Nam đang thêm giá trị vào hàng hóa như thế nào?
Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hàng dệt may và giày dép chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu, ông Maxfield Brown, chuyên gia cấp cao của Dezan Shira & Associates tại TP HCM, cho hay.
Tuy nhiên, ông cũng cho hay xuất khẩu thiết bị điện tử cũng bắt đầu "cất cánh" vào cùng khoảng thời gian này.
Doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ phải trả cho công nhân bằng một nửa so với các công ty tại Trung Quốc. Lợi thế này đã giúp Việt Nam chuyển mình thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á hiện nay.
Các trường đại học và chương trình đào tạo doanh nghiệp đã nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam, nhờ đó họ có thể chế tạo linh kiện điện tử cũng như lắp ráp hàng hóa hoàn thiện.
Theo ông Biswas, Việt Nam giờ đây là một lựa chọn thay thế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, đặc biệt là khi Trung Quốc mất khả năng cạnh tranh vì cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh của Việt nam cũng góp phần thúc đẩy chuỗi giá trị. Nếu GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 2.587 USD vào năm ngoái lên 5.000 USD, doanh số tiêu thụ xe hơi sẽ tăng lên và nhờ đó thu hút các nhà máy chế tạo xe hơi.
Ông Biswas tính toán, các hãng xe này có thể bán sản phẩm cho một bộ phận trong tổng số 95,5 triệu dân Việt Nam cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà đầu tư chuyên sản xuất các thiết bị phụ trợ như lốp xe và ghế da sẽ đến sau các hãng chế tạo xe hơi.
Một phần ba người dân Việt Nam sẽ thuộc tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn vào năm tới, Tập đoàn Tư vấn Boston dự đoán.
Một vài "tay chơi" mới trong lĩnh vực chế tạo thiết bị điện tử
Hiện nay, các nhà phân tích đều nhất trí rằng thiết bị điện tử là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao thuộc nhóm đầu của Việt Nam.
"Trong một số ngành nghề cụ thể, tôi bắt đầu nhận thấy sự chuyên môn hóa giữa nhiều quốc gia", ông Brown nhận xét.
Theo tôi, thế giới đã công nhận Việt Nam như một trung tâm sản xuất thiết bị điện tử. Ngoài ra, tôi nhận thấy trong vài năm tới, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục mở rộng ngành công nghiệp này, do đó doanh nghiệp địa phương có thể đi sâu, gắn bó với ngành hơn
ông Ông Maxfield Brown, cộng tác viên cấp cao của Dezan Shira & Associates tại TP HCM, cho hay.
Một góc trong nhà máy chế tạo xe máy điện của Vinfast (Nguồn: Vinfast)
LG đang lên kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất điện thoại thông minh đến thành phố cảng Hải Phòng sau khi thua lỗ trong 15 quí liên tiếp, hãng tin Hàn Quốc Hankyoreh cho hay hồi tháng 4. LG từ chối đưa ra bình luận về bài báo trên.
Sau khi Samsung Electronics đầu tư hơn 17 tỉ USD vào các nhà máy và trung tâm nghiên cứu - phát triển tại Việt Nam, LG có thể sẽ nối gót "người đồng hương".
Theo Voice of America, Samsung hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hãng này cùng nhà phát triển thiết bị vi xử lí Intel là một trong những công ty công nghệ nước ngoài lớn đầu tiên chuyển sản xuất sang Việt Nam.
Bên cạnh doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn Vingroup cũng sẽ bắt đầu bán các dòng điện thoại Vsmart vào tháng 12 và đã ghi nhận đánh giá tốt về các thông số kĩ thuật của loạt sản phẩm này so với các thiết bị giá rẻ khác, ông Võ Lê Tâm Thanh - nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty nghiên cứu công nghệ IDC, cho hay.
Còn theo ông Biswas của IHS Markit, lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển dòng thiết bị cao cấp hơn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/