|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018: Nông sản, dệt may giúp xuất khẩu giảm phụ thuộc vào điện thoại

15:58 | 11/04/2019
Chia sẻ
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho hay xuất khẩu năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017. 2018 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam có xuất siêu trong hoạt động xuất nhập khẩu

Trong năm 2018, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục đảm bảo định hướng được đề ra tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỉ trọng 82,8% (tăng 1,7% so với năm 2017), theo sau là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9% (giảm 1,2% so với năm 2017) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm 1,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 0,3% so với năm 2017).

Giảm phụ thuộc vào xuất khẩu điện thoại

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều thâm nhập được vào các thị trường lớn và có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt.

Cụ thể, mặt hàng gạo đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, bên cạnh thị trường truyền thống, gạo Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Mỹ, Trung Đông. 

Sản phẩm gạo trắng cao cấp, gạo hạt tròn và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào những thị trường khó tính, giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới.

Mặt hàng rau quả đạt nhiều thành tích trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, thâm nhập vào các thị trường khó tính. Ví dụ vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa vào thị trường Mỹ; vải thiều vào thị trường Australia, Malaysia, Liên minh châu Âu (EU) (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); thanh long, xoài vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; cam, quýt, thanh long vào thị trường Singapore…

Dệt may đạt mức tăng trưởng trên hai con số trong 2018 (đạt 30,5 tỉ USD, tăng 16,7%) với mức tăng trưởng cao tại các thị trường chủ lực như Mỹ (tăng 11,6%), Nhật Bản (tăng 22,6%), Hàn Quốc (24,9%), Trung Quốc (tăng 39,6%), EU (9,9%). 

Tương tự, gỗ và sản phẩm gỗ và giày dép các loại cũng duy trì mức tăng trưởng tốt, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.

Báo cáo nhận định sự tăng trưởng của nhiều mặt hàng trên, xuất khẩu có mức tăng trưởng tốt và khá ổn định, không còn phụ thuộc lớn vào tăng trưởng xuất khẩu điện thoại. 

Mặc dù điện thoại tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (49,08 tỉ USD) nhưng chỉ đóng góp 3,81 tỉ USD trong mức tăng chung 28,4 tỉ USD của xuất khẩu Việt Nam so với năm trước, chiếm 13,4%.

Để download bản đầy đủ Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2018, xin vui lòng nhấp vào link dưới đây:

Lyly Cao

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.