|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 30/1/2021

16:00 | 08/02/2021
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 30/1/2021.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Giá cao su trên thị trường thế giới sau khi tăng lên mức cao nhất trong kỳ từ ngày 18 – 22/1/2021 đã giảm trong những phiên giao dịch cuối tháng 1/2020 do lo ngại dịch COVID-19 toàn cầu diễn biến phức tạp. 

- Cà phê: Tháng 1/2021, giá cà phê thế giới giảm do lo ngại dịch COVID-19 vẫn gia tăng trên toàn cầu. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 2 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (tháng 10 và tháng 11/2020) đạt 20,2 triệu bao, tăng 6,5% so với 2 tháng đầu niên vụ 2019/20.

Hạt điều: Tháng 1/2021, giá hạt điều xuất khẩu tại Ấn Độ có xu hướng tăng so với cuối tháng 12/2020. 

Rau quả: Năm 2021, Trung Quốc điều chỉnh thuế nhập khẩu một số loại trái cây. Giá sầu riêng tại Trung Quốc tăng mạnh, trong khi giá anh đào giảm. 

- Thịt: Trong tháng 1/2021, giá heo nạc tại Chicago, Mỹ có xu hướng tăng so với cuối tháng 12/2020. 

- Thủy sản: Nhu cầu thủy sản ở Trung Đông và châu Phi đang tăng và dự báo xu hướng này sẽ kéo dài đến năm 2027. Giá tôm tại trang trại của Ecuador tiếp tục tăng trong tuần cuối tháng 1/2021, tăng 0,05 - 0,15 USD/kg ở hầu hết các kích cỡ so với tuần trước đó. 

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Mỹ chấm dứt điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng nẹp gỗ, nẹp ván, khuôn gỗ (wood mouldings) của Brazil. Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Pê-ru dự báo tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

 Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước

Cao su: Giá mủ cao su nguyên liệu trong nước tháng 1/2021 biến động theo xu hướng giá thế giới. Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2021 đạt 200.000 tấn, trị giá 321 triệu USD, giảm so với tháng 12/2020, nhưng tăng so với tháng 1/2020 do tháng 1/2020 trùng dịp Tết Nguyên đán. 

Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ 11 tháng năm 2020 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019. 

Cà phê: Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 1/2021 đạt 120.000 tấn, trị giá 217 triệu USD, giảm 17,6% về lượng và giảm 12,7% về trị giá so với tháng 1/2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh trong 11 tháng năm 2020 giảm so với 11 tháng năm 2019. 

- Hạt điều: Tại Việt Nam, giá hạt điều xuất khẩu loại W240 có xu hướng giảm. Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều tháng 1/2021 đạt 45.000 tấn, trị giá 268 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 9,7% về trị giá so với tháng 12/2020, nhưng tăng mạnh 78,2% về lượng và tăng 51,8% về trị giá so với tháng 1/2020. 

Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức 11 tháng năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019. 

- Rau quả: Ước tính, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 1/2021 đạt 600 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng 12/2020, giảm 7,6% so với tháng 1/2020. Thị phần hàng rau quả chế biến (mã HS 20) của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Australia tăng. 

- Thịt: Các doanh nghiệp phân phối trong nước đã bắt đầu triển khai nhiều chương trình bình ổn giá thịt heo với cam kết cung cấp nguồn thịt heo chất lượng và bình ổn giá trực tiếp đến người tiêu dùng.

- Thủy sản: Cuối tháng 01/2021, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang giảm 500 – 1.000 đồng/kg so với cuối tháng 12/2020; giá tôm sú và tôm thẻ cỡ lớn tại Cà Mau tăng. 

Theo ước tính, tháng 1/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 150.000 tấn, trị giá 600 triệu USD, tăng 23,76% về lượng và tăng 19,58% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2020 giảm nhẹ so với 11 tháng năm 2019.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước tính, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 1/2021 đạt 1,25 tỷ USD, giảm 6,6% so với tháng 12/2020, tăng 48,4% so với tháng 1/2020. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản giảm.

Chi tiết bản tin: 

 

Như Huỳnh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.