Bản tin thị trường năng lượng ngày 20/7: Giá dầu chịu sức ép từ việc OPEC+ nới lỏng hạn mức cắt giảm sản lượng
Dưới đây là phân tích diễn biến thị trường năng lượng toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 20/7:
Theo số liệu từ Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ tiếp tục giảm tuần thứ 11 khi giảm 5 giàn xuống còn 253 giàn khoan đang hoạt động.
Trong đó, số giàn khoan dầu giảm 1 giàn xuống còn 180 giàn khoan trong khi số giàn khoan khí gas giảm 4 giàn xuống còn 71 giàn.
Theo số liệu sơ bộ từ Ủy ban Dầu khí Nauy, sản lượng khai thác dầu thô của nước này trong tháng 6 đạt 1,54 triệu thùng/ngày, thấp hơn 4,1% so với định mức sản lượng được đặt ra trong cam kết điều chỉnh sản lượng mà Nauy đã đề xuất để hỗ trợ bình ổn thị trường dầu.
Sản lượng khai thác khí gas đạt 279,7 triệu mét khối/ngày so với mức dự báo 313 triệu mét khối/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho rằng mức giá từ 40 - 43 USD/thùng hiện nay của dầu thô là mức giá cân bằng và không cho rằng giá sẽ thay đổi sau khi OPEC+ nới lỏng hạn mức cắt giảm sản lượng.
Theo số liệu sơ bộ từ Bộ Tài chính Nhật Bản, sản lượng nhập khẩu dầu trong tháng 6 đạt 2,1 triệu thùng/ngày (10,025 triệu kilolitres), giảm 14,7% so với cùng kì năm ngoái. Sản lượng nhập khẩu khí gas hóa lỏng đạt 5,261 triệu tấn, tăng 1,2% so với cùng kì năm ngoái.
Giới đầu cơ trong tuần kết thúc ngày 14/7 đã gia tăng số lượng hợp đồng mua ròng dầu thô lên thêm 614 hợp đồng, đưa tổng số hợp đồng mua ròng trong thời gian này lên con số 369.762 hợp đồng.
Bộ Năng lượng Mỹ đã kí một thỏa thuận sơ bộ cho phép Ấn Độ thuê lại kho chứa trong kho Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ.
Giá dầu thô trong tuần vừa rồi chịu áp lực nhiều nhất từ hai yếu tố. Đầu tiên là từ việc nhóm OPEC+ quyết định nới lỏng hạn mức cắt giảm sản lượng từ 9,7 triệu thùng/ngày xuống chỉ còn 7,7 triệu thùng kể từ tháng 8 tới.
Các nước OPEC+ đánh giá rằng, nhu cầu dầu thô thế giới đã có sự phục hồi nhất định trong một tháng qua và việc nới lỏng hạn mức cắt giảm là phù hợp với xu hướng của thị trường.
Tuy nhiên, bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia nhận định rằng hạn mức cắt giảm thực tế sẽ cao hơn mức 7,7 triệu thùng do một số nước sẽ cắt giảm bù và phần sản lượng khai thác thêm của Saudi Arabia và Nga sẽ được sử dụng cho nhu cầu nội địa.
Bên cạnh đó, giá dầu thô tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những diễn biến ngày càng xấu đi của dịch bệnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ.
Số ca nhiễm COVID-19 tăng ngày một nhanh khiến nhiều bang tại Mỹ phải đối mặt với khả năng phải đóng cửa trở lại, ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng phục hồi của nhu cầu dầu.
Giá dầu thô WTI tháng 8 giảm 0,39% do sức ép từ việc OPEC+ nới lỏng hạn mức cắt giảm sản lượng.
Giá dầu thô Brent tháng 9 giảm 0,53% khi số ca nhiễm virus Sars-Cov-2 tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh tại Mỹ.
Giá khí gas tự nhiên tháng 8 giảm 0,29% khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng khí đốt.
Giá xăng RBOB tháng 8 giảm 0,76% theo đà giảm của giá dầu thô.
Chi tiết bản tin thị trường năng lượng ngày 20/7: