|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường gạo tuần 26/2019: Xuất khẩu gạo dự báo ảm đạm cho tới hết năm, Trung Quốc chi phối thương mại gạo toàn cầu

08:09 | 30/06/2019
Chia sẻ
Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với thông tin hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến không mấy khả quan trong năm nay. Trong khi đó, Trung Quốc đang đóng vai trò ngày một quan trọng trên thị trường gạo toàn cầu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo Việt Nam những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều bất lợi về thị trường, đặc biệt là tại các thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc. Dự báo các quốc gia nhập khẩu gạo lớn sẽ giảm khối lượng thu mua trong cả năm 2019.

Ngoại trừ Philippines, các thị trường nhập khẩu gạo lớn, truyền thống như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều đồng loạt giảm nhập khẩu trong nửa đầu năm và dự báo sẽ là cả năm 2019.

Nguyên nhân là tồn kho gạo từ vụ cũ ghi nhận ở mức cao tại Trung Quốc, năm bầu cử ở Indonesia. Trong khi đó, Bangladesh không những khôi phục sản xuất sau lũ lụt vào 2017, mà còn lên kế hoạch xuất khẩu gạo trong năm nay. 

Mặc dù vậy, quốc gia Nam Á không thể đạt được thỏa thuận kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo được dỡ bỏ một tháng trước, Reuters trích nguồn các quan chức cho biết.

"Cho đến nay không có tiến triển trong việc thực hiện bất kì thỏa thuận. Chúng tôi đang khám phá thị trường. Xem mọi chuyện sẽ đến đâu", một quan chức cấp cao của Bộ Thực phẩm Bangladesh cho hay.

rice-cooker-white-rice-mscs106_horiz

Ảnh minh hoạ.

Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới, ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thương mại gạo toàn cầu, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Chỉ 10 năm trước, Trung Quốc đóng một vai trò rất nhỏ trong hoạt động thương mại gạo, phần lớn là tự cung tự cấp. 

Tuy nhiên, trợ cấp trong nước của chính phủ cho người trồng gạo, với giá thu mua lúa, gạo tối thiểu tăng đều đặn, đã làm tăng giá gạo xay xát cho người tiêu dùng. Và với giá gạo xuất khẩu toàn cầu giảm dần trong năm 2011, Trung Quốc đã nhanh chóng nổi lên là người mua lớn và trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu kể từ năm 2011.

Và kể từ năm 2017, xuất khẩu gạo giá thấp của Trung Quốc đã tăng vọt. Điều náy đã khiến các nhà cung cấp của Trung Quốc gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa sang các thị trường khác, chỉ để nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc trên thị trường thế giới.

Tại nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, Thái Lan, hoạt động xuất khẩu cũng không mấy thuận lợi khi đồng baht mạnh hơn so với đồng USD kéo giá gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn ở mức yếu.  

Cụ thể, tuần qua, giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng tăng từ 390 - 407 USD/tấn vào tuần trước lên 395 - 415 /tấn (FOB).

Tương tự, tại Ấn Độ, giá gạo 5% tấm cũng tăng từ mức 367 - 370 USD của tuần trước lên khoảng 369 - 372 USD/tấn trong tuần này nhờ nhu cầu gia tăng từ thị trường Tây Phi.

Sản lượng gạo Ấn Độ có khả năng giảm trong năm nay vì mưa gió mùa đến muộn. 

Gió mùa, chịu trách nhiệm cho khoảng 70% lượng mưa hàng năm của Ấn Độ và là nguồn sống của nền kinh tế 2.500 tỉ USD, đã cung cấp lượng mưa thấp hơn 36% so với bình thường kể từ đầu mùa vụ, ngày 1/6, theo dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Ấn Độ. Điều này dấy lên lo ngại về sản lượng của vụ mùa hè, theo Reuters.

"Lượng mưa đã xuống dưới mức bình thường vào đầu mùa hè và nó đã làm giảm 7 - 8% diện tích trồng lúa ở các huyện, nơi gieo hạt bắt đầu vào tháng 4 - 5", một quan chức nông nghiệp cao cấp của tỉnh Tamil Nadu, Ấn Độ cho biết.

Tố Tố

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.