|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Baemin tiến ra Hà Nội, cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn

11:04 | 03/06/2020
Chia sẻ
Sau một năm hoạt động tại TP HCM, ứng dụng giao đồ ăn Baemin đã tiến ra Bắc với tham vọng cạnh tranh với những đối thủ sừng sỏ.

Sau 1 năm hoạt động tại TP HCM, Baemin đã Bắc tiến với việc đổ bộ vào thị trường Hà Nội. Với một ứng dụng kết nối gọi đồ ăn như Baemin, bắt đầu kinh doanh tại một thị trường mới không phải chuyện đơn giản, nhất là khi thị trường đã có những đối thủ sừng sỏ khác như GrabFood, Now hay Go-Food.

Đê xây một hệ sinh thái gồm cả khách hàng lẫn tài xế, Baemin sử dụng các chính sách khuyến mại và đảm bảo doanh thu. Với các đối tác nhà hàng đã xuất hiện trên các ứng dụng khác, Baemin cũng bắt đầu đàm phán để đưa những nhà hàng đó "lên app".

Baemin ra mắt Hà Nội, cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn - Ảnh 1.

Baemin đang xây dựng hệ sinh thái người dùng, nhà hàng và tài xế tại Hà Nội. Ảnh: Chụp màn hình.

Với từ khóa "Baemin Hanoi" trên thanh tìm kiếm của Facebook, một số kết quả cho thấy một số nhà hàng tại Hà Nội đã liên kết với Baemin.

Trên thực tế, việc tung mã giảm giá cho khách không phải chiến lược mới hay là một dấu hiệu để phân biệt các ứng dụng cũ và mới tại một thị trường. Một số ứng dụng dù xuất hiện từ trước vẫn tung ra nhiều khuyến mại để hút khách.

Mức đảm bảo thu nhập, theo thông báo mới của Baemin và bắt đầu từ hôm 30/5, là 30.000 đồng.

Baemin ra mắt Hà Nội, cạnh tranh với nhiều tên tuổi lớn - Ảnh 2.

Baemin có những chính sách đảm bảo thu nhập cho tài xế tại Hà Nội. Ảnh: Baemin

Gần đây, ngoài việc triển khai dịch vụ tại Hà Nội, Baemin cũng rất tích cực ban hành thêm các chính sách mới. Về phía tài xế, công ty bắt đầu áp dụng chính sách thu phí giao tận nơi đối với các khách hàng muốn nhận món ở cửa phòng. 

Ngoài ra, Baemin cũng triển khai dịch vụ bán hàng tạp hóa tại TP HCM. Khách có thể đặt mua các món đồ dùng hàng ngày ngay trên ứng dụng.

Tiểu Phượng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.