|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bạch kim, bitcoin và vàng là giải pháp phòng ngừa lạm phát?

07:22 | 22/03/2021
Chia sẻ
Để chống lại lạm phát, nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc đến việc đổ tiền vốn vào mua bạch kim, vàng và thậm chí là bitcoin như một trong những lựa chọn sáng suốt.

Một câu chuyện cười có từ xa xưa ở Mỹ nói rằng "khi bạn đang ở trong một cái hố, hãy ngừng đào". Tình hình hiện tại ở Mỹ và châu Âu với nhiều khoản nợ công đã dẫn đến việc chính phủ buộc phải in thêm tiền. 

Theo Forbes, điều này có thể gây lạm phát và cũng không phải lựa chọn tốt nhất cho nền kinh tế thế giới. Với những lo ngại về thị trường đầu tư tương lai, nhiều nhà đầu tư đang chú ý nhiều hơn đến bạch kim, bitcoin và vàng như những hàng rào chống lạm phát.

Nền kinh tế thế giới ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19

Vì COVID-19 mà hơn 1 năm qua, lỗ hổng tài chính của nền kinh tế toàn cầu vẫn đang ở mức nghiêm trọng và hy vọng phục hồi còn khá xa vời. Thị trường trái phiếu, vốn từng được coi là một cách cứu cánh trong các chính sách tiền tệ nhưng hiện tại đã không còn phát huy được giá trị thực.  

Thị trường trái phiếu muốn có thêm lãi suất vì rủi ro lạm phát hoặc không tiêu thụ được quá nhiều nguồn cung, ngân hàng trung ương chỉ cần mua trái phiếu từ thị trường làm tăng giá và hạ lãi suất. Những gì họ mua có thể không phải là tiền mặt trực tiếp, nhưng bất cứ thứ gì họ sử dụng đều hướng tới tiền mặt nên nó hơi khác so với việc in những tờ tiền.

Lấy Mỹ làm ví dụ, hiện tại nước này có tỷ lệ nợ trên GDP khoảng 130%. Tệ hơn, con số này đang hướng tới mức 150% - một ước tính có thể cao hơn hoặc thấp hơn nếu mọi thứ không diễn ra thuận lợi.

Bạch kim, bitcoin và vàng là giải pháp phòng ngừa lạm phát? - Ảnh 1.

Nhà đầu tư tìm kiếm nhiều giải pháp thay thế để phòng ngừa lạm phát. (Nguồn: Getty image)

Tại thời điểm này, mức nợ tính trên GDP khoảng 100% được coi là bền vững vì một chính phủ và nền kinh tế vẫn có thể đảm đương nổi. Thế nhưng, nếu bạn nghĩ rằng nợ 150% so với GDP vẫn có thể chấp nhận được thì bạn cũng đồng thời phải hiểu rằng, các chính trị gia sẽ vẫn phải có nhiều hành động để giải quyết thực trạng và dĩ nhiên các hành động thực tế sẽ ảnh hưởng, tạo ra lạm phát.

Bitcoin, vàng và bạch kim có phải giải pháp ngừa lạm phát?

Không nghi ngờ gì nữa, việc một tài sản kỹ thuật số như bitcoin tăng giá mạnh, liên tục phá vỡ các mức giá kỷ lục một phần là do nỗi sợ lạm phát này. Cụ thể, khi bitcoin tăng giá thêm 20.000 USD/đơn vị thì nghĩa là các nhà đầu tư đang dự đoán lạm phát từ 100 – 200%.

Bạn cần phải tin vào sức mạnh tính toán của thị trường để nghĩ như vậy, nhưng nếu bạn tin rằng thị trường định giá tốt và khoản đầu tư của bạn sẽ có những yếu tố tác động như giảm giá, thì có nghĩa là bạn phỏng đoán bitcoin sẽ tiếp tục tăng giá cùng với đà lạm phát trong vài năm tới. 

Nói cách khác, nếu giá bitcoin đã được định giá, vậy trừ khi có một kế hoạch kích thích thị trường mới nhất để đạt được mức cao nhất, nếu không thì chính lạm phát định giá bitcoin. Nhìn chung, tương lai đó có thể không thực sự khả quan với nhiều người. Còn về phía tài sản như vàng thì thế nào?

Vàng đang giảm giá vì nhu cầu đồ trang sức giảm dần. Bất kỳ ai muốn tìm kiếm một tài sản lưu trữ không bị thách thức về mặt công nghệ vẫn sẽ chú ý đến vàng. Lưu trữ bitcoin vẫn chênh lệch so với vàng và kim loại quý là một thực tế. Dù vậy, điều này có thể thay đổi nhanh chóng.

Nhu cầu trang sức vàng sẽ trở lại bình thường trong tương lai và điều đó sẽ tạo ra một "cơn gió nhẹ" – tác động đến thị trường tài chính và đầu tư toàn cầu. Trong khi đó, thị trường tiền điện tử cũng sẽ bị ảnh hưởng khi dòng chảy mua vàng thay đổi.

Vì vậy, trong tình huống đó, các chuyên gia khuyên rằng để quyết định đầu tư tài sản nào, bạn hãy cân nhắc mối tương quan giữa chúng. Giả sử vàng tiếp tục giảm giá, bạn hãy mua bitcoin trong dài hạn nhưng nếu vàng chỉ giảm trong ngắn hạn và trung hạn thì nó vẫn là tài sản phòng ngừa lạm phát giá rẻ. 

Nói cách khác, quyết định đầu tư phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của riêng mỗi người – có người thích kim loại vật chất, cổ phiếu, quỹ giao dịch trong khi cũng có người thích tiền điện tử như bitcoin hay thậm chí là vàng điện tử như PAX Gold.

Ngoài ra, đối với những người thích đột phá, họ lựa chọn một loại kim loại quý khác là bạch kim. Bạch kim có thể không giúp bạn kiếm được nhiều tiền nhưng nó vẫn là cốt lõi của nền kinh tế hydro, giai đoạn tiếp theo trong động lực phát triển của một nền kinh tế không phát thải.

Ngay cả khi những người theo chủ nghĩa giảm phát nói đúng, thì bạch kim vẫn sẽ hoạt động tốt bởi vì thế giới được thiết lập trên một lộ trình để cung cấp năng lượng cho chính nó bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo. Cách tốt nhất để dự trữ năng lượng khi gió không thổi hoặc mặt trời không chiếu sáng là tách nước thành oxy và hydro rồi biến tất cả trở lại thành nước với sự hỗ trợ của chất xúc tác bạch kim.

Thu Phương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.