'Bắc cầu' cho xuất khẩu
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay, tự mày mò tìm lối ra xuất khẩu như “gà mắc tóc”. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải bắt tay nhau “bắc cầu” xuất khẩu sản phẩm thịt từ Việt Nam, không thể kêu gọi “giải cứu” mãi.
Rào cản lớn nhất để mở cửa xuất khẩu lại nằm ngay trong ngành chăn nuôi nước ta. Hễ mở trang web cơ quan thú y của nhiều nước là thấy ngay Việt Nam trong danh sách các nước cấm nhập khẩu. Lý do là nước ta chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm cũng như điều kiện các nhà máy giết mổ, chế biến.
Cái giá phải trả vì chưa kiểm soát được dịch bệnh là nhiều doanh nghiệp Việt phải “ngậm bồ hòn” vì mất cơ hội xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm chăn nuôi “Made in Vietnam” chỉ mới xuất được lợn sữa, lợn choai sang Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia. Tiêu chuẩn khó nhất với doanh nghiệp xuất khẩu là sản phẩm phải xuất xứ từ vùng hoặc cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là sản phẩm tươi sống.
Thế nhưng đến nay, Tổ chức Thú y thế giới vẫn chưa công nhận Việt Nam có vùng an toàn dịch bệnh. Bởi vậy, Bộ NN&PTNT khuyến cáo, trước mắt ngành chăn nuôi không nên kỳ vọng, ngày một, ngày hai có thể xuất sản phẩm thịt tươi sống sang thị trường Trung Quốc, kể cả Thái Lan; cần tập trung vào thịt chế biến cấp đông.
Con đường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam hiện đang vướng rất nhiều rào cản, khiến sản phẩm khó có thể vươn ra thị trường khu vực. |
Trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” này, nhiều doanh nghiệp lên tiếng kêu cứu Cục Thú y sớm vào cuộc, xây dựng quan hệ hợp tác với ngành thú y các nước, tháo gỡ khó khăn, mở cánh cửa xuất khẩu… Đại diện Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ yêu cầu Cục Thú y củng cố các tổ công tác, sát cánh cùng doanh nghiệp, đơn vị nào có nhu cầu xuất khẩu, sau khi có thỏa thuận với cơ quan thú y các nước, doanh nghiệp làm đề án, Cục sẽ xem xét giải quyết.
Đó là những giải pháp tình thế, còn về lâu dài, xuất khẩu là cả một “đoạn đường” đầy chông gai, thách thức, không thể “thả nổi” để doanh nghiệp và hơn 3 triệu hộ chăn nuôi “ngụp lặn”. Mặc dù đã muộn, song cần phải đưa ngành chăn nuôi vào dạng kinh doanh có điều kiện, nếu vi phạm có thể... cấm cửa.
Theo đó, với các vùng chăn nuôi, không thể tăng đàn ồ ạt, bởi môi trường không chịu nổi, chưa kể tình trạng thừa cung đã diễn ra. Ngay từ bây giờ, nếu ngành nông nghiệp không ráo riết xây dựng một chiến lược căn cơ, từ quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn, đến định hướng sản phẩm theo “hơi thở” thị trường, “bắc cầu” cho doanh nghiệp xúc tiến thương mại, xuất khẩu thông thoáng, thì cả chục năm tới ngành chăn nuôi nước ta vẫn chỉ quanh quẩn trong ao nhà, chuồng trại nhà mà thôi.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/