Ba thị trường chính của cá pangasius và đặc thù truyền thông
Ngành cá tra muốn lập quỹ ứng phó sự cố truyền thông ở châu Âu |
Cá pangasius (với hai dòng cá tra và cá ba sa) được bán vào 130 quốc gia và vùng lãnh thổ là nỗ lực khai thác thị trường bền bỉ trong suốt bao năm qua của doanh nghiệp Việt Nam. |
Trung Quốc: vừa là cơ hội, vừa là nguy cơ
Từ năm năm nay, Trung Quốc đã nổi lên và trở thành thị trường nhập khẩu cá tra và ba sa lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến gần 70% thị phần, nhưng lại bằng con đường ủy thác và tiểu ngạch. Con cá pangasius của Việt Nam “bơi” qua các “cửa” Bắc Phong Sinh (Móng Cái/Quảng Ninh), Chi Ma (Lạng Sơn) Nà Lạn và Tà Lùng (Cao Bằng) với những rủi ro trong khâu thanh toán và vận chuyển giống như thân phận hạt gạo, trái cây và rau củ quả đã hứng chịu.
Sản lượng cá tra và ba sa xuất qua Trung Quốc năm 2016 đã gấp đôi số lượng của năm trước đó và gấp 4,17 lần so với cách đây năm năm (2). Chính vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu việc lập kho lạnh cho hàng thủy sản ở bốn địa điểm kể trên nhằm tối ưu hóa việc phân phối thị trường, tránh rủi ro và mở rộng thị trường nội địa quanh các điểm này.
Khoảng 40 doanh nghiệp đang thường xuyên bán cá tra và ba sa qua Trung Quốc có thể cùng hợp tác để làm việc này. Xin đừng quên mục tiêu rất quan trọng của ngành nuôi cá nói chung là phát triển bền vững về ba mặt kinh tế - thương mại, xã hội và môi trường.
Trung Quốc trở thành 'phao cứu tinh' cho các doanh nghiệp cá tra | |
Tìm đường xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc |
Giá bán cá qua Trung Quốc tuy có tăng lên trong thời gian qua, nhưng bình quân chỉ khoảng 2 đô la Mỹ/ký, thấp nhất trong các thị trường. Chính sách tiểu ngạch đi kèm với hạn ngạch (quota) của Trung Quốc là rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không lường trước được, nhất là khi mối quan hệ hai nước có thể nóng lên.
Vì vậy việc lập kho lạnh là rất cần và cũng sẽ phục vụ tốt cho vùng biên giới phía Bắc là nơi mà các kênh phân phối hàng thủy sản và thực phẩm đông lạnh còn rất mỏng!
Nói về chuyện sản xuất cá, truyền thông của Trung Quốc không mạnh mẽ theo hướng sát phạt khía cạnh xã hội và môi trường như ở Mỹ và châu Âu. Hiện nay, Trung Quốc chiếm 82% thị phần cá rô phi (Tilapia) nhập vào Mỹ và cũng thường xuyên chịu búa rìu truyền thông Mỹ phê phán.
Trung Quốc có nuôi cá pangasius ở vùng Vân Nam và Quảng Đông, nhưng với dân số quá đông, gần 1,4 tỉ người, nguồn sản xuất tại chỗ không đủ cung ứng, nhu cầu lương thực thực phẩm lớn đến nỗi thị trường không thể khắt khe về chất lượng hàng nhập khẩu.
Farm Bill của Mỹ
Vấn đề thời sự thứ hai đối với con cá ba sa và cá tra là thị trường Mỹ. Có thể nhìn thấy sự suy giảm sản lượng xuất khẩu pangasius của Việt Nam vào thị trường này vì được xếp vào loại cá da trơn (cat fish) và mâu thuẫn lợi ích với các nhà nuôi cá da trơn của Mỹ. Đạo Luật Nông trại (Farm Bill) áp dụng từ ngày 1-9-2017 tới đây sẽ làm khó cho con cá pangasius của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (FDA) sẽ triển khai chương trình giám sát cá da trơn theo quy định Luật Nông trại khiến rào cản kỹ thuật gắt gao hơn.
Cá tra nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị kiểm tra 100% lô hàng từ 2/8 | |
FDA được đề nghị tiếp tục vai trò thanh tra cá tra Việt Nam | |
Quy định mới về điều kiện xuất khẩu cá tra |
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương đồng giữa cá pangasius Việt Nam với cá da trơn Mỹ từ con giống, thức ăn, nuôi trồng, vận chuyển, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)...
Trên thực tế, cho dù Mỹ đã cấp giấy phép xuất khẩu cá pangasius cho 40 doanh nghiệp Việt Nam, nhưng khả năng bán được hàng vào Mỹ sẽ chỉ nằm ở bốn doanh nghiệp lớn đã vượt qua sự sát hạch và đang hưởng mức thuế nhập khẩu thấp.
Truyền thông ở Mỹ đã không còn sôi nổi ở đề tài chiến tranh cá da trơn với Việt Nam như trước đây. Farm Bill là thí dụ điển hình cho cách giải quyết của Mỹ về ba khía cạnh phát triển bền vững (kinh tế - thương mại, xã hội và môi trường). Đó là sự luật hóa các rào cản.
Châu Âu và những đặc thù
Nếu con cá của Việt Nam tranh chấp ở Mỹ nặng về khía cạnh kinh tế - thương mại, vì xung đột lợi ích với các nhà nuôi cá da trơn nằm ở miền Nam nước Mỹ, thì châu Âu chú trọng đặc biệt về khía cạnh xã hội và môi trường.Vấn đề thời sự thứ ba ở đây chính là sự sụt giảm khoảng 24,8% kim ngạch xuất khẩu cá pangasius của Việt Nam trong nửa đầu năm nay (3).
Ngay đầu năm nay, tháng 1, đài truyền hình Cuatro (tức là Kênh số 4) của Tây Ban Nha đã nêu vấn đề ô nhiễm cá pangasius Việt Nam trong chương trình “Nuôi trồng, buôn bán pangasius và tội phạm”.
Tây Ban Nha là nước ở châu Âu nhập nhiều cá pangasius của Việt Nam nhất, và tính theo đầu người thì chỉ đứng sau Hà Lan (xin xem biểu đồ 1 và 2). Đây không phải là lần đầu tiên có truyền thông tiêu cực về cá pangasius ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là pangasius Việt Nam cùng nhiều loại cá của Thái Lan, Campuchia và Lào.
Ngành cá tra muốn lập quỹ ứng phó sự cố truyền thông ở châu Âu | |
Họp báo tại Tây Ban Nha để thông tin về tình hình cá tra của Việt Nam |
Người tiêu dùng rất sợ ảnh hưởng của phân gà và phân heo ở một số nơi còn nuôi cá theo kiểu xưa cũ. Nuôi pangasius bằng cá nhỏ cũng gây thiệt hại nặng nề cho môi trường sinh thái.
Tháng 2-2017, tập đoàn siêu thị Carrefour, lớn thứ hai trên thế giới, sau Walmart, đã rút con cá pangasius Việt nam khỏi danh sách hàng bày bán. Đây chính là tin “sốc” tác động lên các nhà nhập khẩu khác và làm sụt giảm số lượng nhập khẩu cá pangasius từ Việt Nam của họ. Cá xuất qua Tây Ban Nha trong tháng 2 đã sụt giảm đến 75%, trong khi đây là thị trường nhập 2,7% lượng cá pangasius của Việt Nam (4).
Con cá pangasius Việt Nam đang bị tấn công. Xin đừng quên là khoảng hơn 90% cá pangasius thương mại trên toàn thế giới là cá Việt Nam. Hình ảnh pangasius, trong chừng mực nào đó, cũng là hình ảnh thương hiệu của chúng ta ở nước ngoài.
Vì thế, vấn đề là phải hiểu đặc thù truyền thông của từng vùng miền, từng quốc gia và nên có những giải pháp để giải cứu, giải vây thì đúng hơn là mục tiêu giải oan cho thân phận con cá Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, càng nỗ lực giải oan thì tâm lý người tiêu dùng có thể lại càng nghi ngờ chất lượng và VSATTP bởi họ quen gửi lòng tin vào sự chọn lựa của siêu thị và nhà nhập khẩu, nhà phân phối.
Giải pháp thứ nhất là với thị trường Mỹ và châu Âu, chỉ nên xuất những sản phẩm đã có con dấu “chất lượng phát triển bền vững” của một trong số các tổ chức quan trọng sau đây: ASC, Global G.A.P, Naturland, Best Aquaculture Practices (hiện nay có khoảng 70% cá pangasius đã đạt chất lượng này và có logo chất lượng trên bao bì).
Giải pháp thứ hai là chú trọng chăm sóc ba loại khách hàng: nhà bán lẻ/siêu thị, nhà phân phối và nhà nhập khẩu (xem biểu đồ 3 cho trường hợp châu Âu).
Giải pháp thứ ba là đa dạng hóa sản phẩm, thay vì gần 96% cá pangasius xuất khẩu chỉ là phi lê đông lạnh thô (mã HS03, HS04 ở châu Âu) và cá xẻ bướm (đi Trung Quốc).
Đa dạng hóa sản phẩm thì mới có thể mở rộng được thị trường và tầng nấc tiêu thụ. Giảm tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước cũng là để đa dạng hóa sản phẩm và đạt được mức giá có thể tăng gấp đôi, chẳng hạn.
Ba vấn đề thời sự của con cá tra và ba sa ở Việt Nam rất cần đến sự tư vấn của những chuyện gia giàu kinh nghiệm thương trường và truyền thông.
(1) Dòng cá ba sa thit trắng có 21 loại, thuộc hệ Pangasius Bocourti, còn dòng cá tra thường được giới chuyên môn biết đến dưới tên Swai màu vàng nhạt, thuộc hệ Pangasius Hypophthalmus, với 27 loại. Xin tham khảo thêm http://www.thesaigontimes.vn/146553/Nuoi-loai-ca-nao-de-ban.html và “10 suy nghĩ về Thương hiệu cá tra, ba sa tại châu Âu” (TBKTSG 19-12-2013). Loài cá da trơn có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ thuộc hệ Ictalurus. Vì thế , tên chung của cá tra và cá ba sa nên là pangasius chứ không là cá da trơn (cat fish) để tránh bị áp những tiêu chuẩn vốn là rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại.
(2) http://www.baomoi.com/xuat-khau-ca-tra-chuyen-huong-manh-vao-thi-truong-trung-quoc/c/22182860.epi
(3) http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1207_48289/Thay-doi-cach-tiep-can-ca-tra-dong-lanh-van-ban-tot-tai-EU.htm
(4) http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1028_47421/Xuat-khau-ca-tra-sang-Tay-Ban-Nha-va-tac-dong-tieu-cuc-cua-truyen-thong-boi-nho.htm
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/