|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cá tra nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị kiểm tra 100% lô hàng từ 2/8

19:54 | 10/07/2017
Chia sẻ
Từ 2/8, cá và sản phẩm cá bộ Siluriformes (chủ yếu cá tra, ba sa) từ Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ bị kiểm tra 100% lô hàng.
ca tra nhap khau vao hoa ky bi kiem tra 100 lo hang tu 28
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Hùng Cá, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Cụ thể, văn bản này được gửi đi sau khi NAFIQAD nhận được công thư của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Thông báo nêu rõ phía Hoa Kỳ sẽ áp dụng chính thức quy định về nhập khẩu tại Chương trình thanh tra bắt buộc đối với cá và sản phẩm cá bộ Siluriformes từ ngày 2/8/2017 thay vì 1/9/2017 như lộ trình đã thông báo trước đó.

Theo đó, tất cả các lô hàng cá bộ Silurformes nhập khẩu vào Mỹ sẽ được FSIS thực hiện kiểm tra tại các cơ sở kiểm tra nhập khẩu chính thức.

Nhà nhập khẩu phải gửi đơn đăng ký kiểm tra theo mẫu cho FSIS trước khi lô hàng đến cửa khẩu. Trong đơn đăng ký kiểm tra, nhà nhập khẩu phải ghi rõ tên Cơ sở kiểm tra nhập khẩu chính thức nơi FSIS sẽ thực hiện kiểm tra lô hàng.

Trước sự thay đổi này từ phía Hoa Kỳ, NAFIQAD lưu ý các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá da trơn vào thị trường này cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tuân thủ quy định nêu trên. Đặc biệt, cần chú ý trong việc ghi nhãn sản phẩm phù hợp với quy định của FSIS từ tên sản phẩm, hướng dẫn bảo quản, thành phần, thông tin dinh dưỡng…

Nội dung kiểm tra của FSIS đối với các lô hàng nhập khẩu gồm: sự phù hợp của chứng thư kèm lô hàng, cảm quan, ghi nhãn, điều kiện bảo quản vệ sinh chung và lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất độc hại, định danh loài và vi sinh vật gây bệnh.

Riêng chỉ tiêu kiểm tra về dư lượng hóa chất, kháng sinh, FSIS thực hiện phương pháp kiểm nghiệm đa dư lượng với 89 chỉ tiêu chất kháng sinh, 108 chất nhóm thuốc bảo vệ thực vật, 17 kim loại và 4 chất nhóm thuốc nhuộm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), Hoa Kỳ là thị trường lớn tiềm năng của ngành cá tra xuất khẩu, tuy nhiên các tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính phòng vệ quá mức, vượt quá yêu cầu kiểm soát an toàn thực phẩm. Kèm theo đó là thuế chống bán phá giá cá tra còn cao nên trong thời gian gần đây, xuất khẩu cá tra sang thị trường này liên tục gặp nhiều khó khăn.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 90,2 triệu USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu liên tục gặp khó đã khiến Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, còn Hoa Kỳ hiện đứng thứ 2. Trên thực tế chỉ còn vài doanh nghiệp bám trụ xuất khẩu ở thị trường này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H. Chung

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.