Bà Cao Thị Ngọc Dung: ‘Cái số tôi nó sao đó, chưa thể trút bỏ được gánh nặng’
Trăn trở về lớp người kế thừa, người phụ nữ trong top 50 quyền lực nhất của châu Á (do Forbes Asia bình chọn) cảm thấy mình cực khi nhìn thấy bạn bè về hưu, hưởng thụ. Bà tha thiết muốn được chuyển giao trọng trách điều hành Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - PNJ cho đội ngũ kế thừa nhưng những cơ hội đến rồi lại đi, sự lựa chọn vẫn chưa mỉm cười với bà.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PNJ Cao Thị Ngọc Dung. (Nguồn: Brands Vietnam). |
Trước một câu hỏi nửa là riêng tư nửa là nỗi lo chung của PNJ về việc khi nào bà từ nhiệm chức Tổng Giám đốc (TGĐ), Bà Dung cởi mở nói “Cái số tôi nó sao đó, chưa thể trút bỏ được gánh nặng hay như thế nào…”.
Câu chuyện nhân sự kế thừa chiếc ghế nóng Tổng Giám đốc PNJ bà chỉ mới dám thổ lộ với một vài cổ đông lớn. Bà cũng chưa lần nào chính thức mở lời với truyền thông, báo chí nhưng tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 lần này, nỗi niềm đó có lẽ đã trở nên quá lớn và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bà Dung cho hay, bản thân bà cũng như HĐQT PNJ đã có không ít kế hoạch đào tạo rất bài bài bản trong nhiều năm qua. 5 năm trước, PNJ có đào tạo ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - hiện là Thành viên HĐQT PNJ và là Phó Chủ tịch CTCP Văn hóa Phương Nam, CEO Saigon Books; nhưng sau đó 3 năm, ông Quỳnh nói rằng mình không phù hợp với quản lý ngành kim hoàn này. PNJ mất đi một cơ hội tìm kiếm người kế thừa.
Công ty triển khai kế hoạch mới. Cách đây khoảng nửa năm, tức tháng 9/2016, PNJ vẫn có một người thay thế vốn đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho vị trí Tổng Giám đốc mới và cũng dự định công bố ra bên ngoài.
Ông Lê Hữu Hạnh. (Nguồn: PNJ) |
Người kế thừa được chọn khi đó là ông Lê Hữu Hạnh - Thành viên HĐQT PNJ, vốn một trong những chuyên gia đá quý hàng đầu của Việt Nam. Bà Dung chia sẻ, trong 5 năm qua, ông Hạnh được đào tạo rất bài bản để chuẩn bị thành TGĐ PNJ. Ngoài sự am hiểu rất sâu về ngành đá quý, vàng bạc ông Hạnh còn rất giỏi trong kinh doanh.
“Tôi rất yên tâm khi giao hệ thống mà PNJ đã định hướng đi sâu vào lĩnh vực bán lẻ”, bà Dung nhận xét.
Nhưng kế hoạch là gặp một sự cố thứ hai và đến nay chưa thể thực thi là ông Lê Hữu Phi - Giám đốc xí nghiệp sản xuất của PNJ lâm bệnh. Ông Phi cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu trong sản xuất kim hoàn Việt Nam.
Biến cố về sức khỏe đã khiến ông phải thôi đảm đương vai trò quản lý xưởng mặc dù còn 4 năm nữa, thay vào đó chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn là đào tạo đội ngũ thợ sản xuất.
Trong tình huống này, PNJ buộc lòng phải để ông Hạnh về làm Giám đốc xí nghiệp. Bà Dung chia sẻ, đối với PNJ, xí nghiệp sản xuất được xem là chìa khóa, là sự khác biệt so với các công ty trên thế giới khi có được lợi nhuận cao từ việc sở hữu 1 xí nghiệp sản xuất. “Xí nghiệp này PNJ tự hào về nguồn nhân lực và kỹ thuật”, bà Dung nói.
Do đó, để giữ được chìa khóa này, PNJ phải chuyển ông Hạnh về làm giám đốc xí nghiệp. PNJ cũng đã chuyển bộ phận kinh doanh bán buôn và xuất khẩu cho xí nghiệp. Đến nay, xí nghiệp trở thành một đơn vị kinh doanh để phù hợp với năng lực của ông Hạnh, rất giỏi về kinh doanh và kỹ thuật kim hoàn.
ĐHĐCĐ PNJ: Nếu giá phát hành thấp hơn thị giá sẽ hủy phương án tăng vốn
Chủ tịch PNJ Cao Thi Ngọc Dung cho hay nếu Công ty phát hành được giá cao, mang về lợi ít cho cổ đông thì ... |
PNJ quý I lãi trước thuế 308 tỷ đồng, tăng 105% cùng kỳ
Tổng doanh thu PNJ đạt 3.135 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trang sức vàng bán lẻ tăng 42%; ... |
Theo đó, xí nghiệp trở thành một đối tác kinh doanh của hệ thống bán lẻ và đảm bảo cho việc vận hành của Công ty không bị trì trệ. Trước khi đảm nhiệm vai trò Giám đốc, ông Hạnh cũng đã là kỹ sư gần 20 năm ở đây và là Phó Giám đốc xí nghiệp.
Bà Dung đánh giá, sự lựa chọn này không gây ảnh hưởng đến cốt lõi của PNJ khi đảm bảo được lực lượng sản xuất. Như vậy, HĐQT quyết định ông Hạnh sẽ không đảm đương nhiệm vụ TGĐ thay bà mà về làm Giám đốc xí nghiệp.
Bà Dung cũng nói thêm, nếu được cổ đông tín nhiệm bà sẽ làm Chủ tịch HĐQT Công ty thêm ít nhất 5 năm nữa và kiêm nhiệm chức TGĐ ít nhất 2 năm, tức sau năm 2020 mới có người thay thế chiếc ghế Tổng. Bà lý giải, PNJ cần ít nhất 2 năm để chuẩn bị cho nguồn nhân lực mới. Bà mong muốn sự thay đổi này sẽ không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động của PNJ.
“Ai thay thế tôi thì PNJ phải phát triển hơn”, bà Dung khẳng định một lần nữa với các cổ đông.
Bước vào năm 2017, năm đầu tiên của giai đoạn 2 trong chiến lược phát triển 10 năm (2012-2022), HĐQT và Ban lãnh đạo công ty đã xác định mục tiêu xây dựng một PNJ phát triển bền vững với hai nền tảng:
|