|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bà Bùi Hải Huyền thôi việc tại Dabaco

19:35 | 04/02/2024
Chia sẻ
Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa có quyết định miễn nhiệm chức Phó tổng giám đốc với bà Bùi Hải Huyền từ ngày 1/2.

Bà Bùi Hải Huyền từng có nhiều năm làm lãnh đạo tại Tập đoàn FLC. (Ảnh: FLC)

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC) vừa có quyết định miễn nhiệm và chấm dứt hợp đồng lao động với Phó tổng giám đốc Bùi Hải Huyền.

Bà Bùi Hải Huyền có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công việc, tài liệu, tài sản có liên quan đến chức vụ theo đúng quy định của công ty. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/2.

Trước đó, ngày 16/8/2023, HĐQT Tập đoàn Dabaco đã bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền làm Phó Tổng Giám đốc tập đoàn. Bà Huyền có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và điều hành công việc được phân công.

Bà Bùi Hải Huyền sinh năm 1976, có trình độ cử nhân kinh tế. Bà đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC từ tháng 12/2015 và chính thức giữ cương vị Tổng giám đốc tập đoàn này từ ngày 19/3/2020. 

Trước khi giữ vị trí Tổng giám đốc FLC, bà Bùi Hải Huyền là Chủ tịch HĐQT CTCP Nông dược H.A.I - cũng thuộc hệ sinh thái FLC. Ngoài ra, bà Huyền còn trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn FLC như Công ty TNHH MTV Quản lý Khách sạn và khu nghỉ dưỡng FLC; Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Nghỉ dưỡng FLC; Công ty TNHH FLC Quảng Bình Beach & Golf Resort; CTCP FLC Quy Nhơn Golf & Resort; Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort; CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu nông sản FAM; CTCP Đầu tư và Phát triển vườn thú Faros.

Ngày 28/4/2020, bà Bùi Hải Huyền giữ cương vị Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes.

Đến tháng 2/2023, bà Bùi Hải Huyền đã có đơn thôi nhiệm thôi chức vụ Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của FLC.

 

Hoàng Anh

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.