|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Áp lực tỷ giá đã dịu bớt nhưng vẫn chưa chấm dứt

07:15 | 04/10/2018
Chia sẻ
VNDIRECT nhận định áp lực mất giá tiền đồng sẽ dịu bớt trong ngắn hạn do những diễn biến tích cực trong cán cân thanh toán và xu hướng ổn định trở lại của đồng NDT. Tuy nhiên, trong trung hạn, sức ép mất giá sẽ có thể gia tăng do động thái nâng lãi suất của Fed và những bất ổn đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
 
ap luc ty gia da diu bot nhung van chua cham dut Tỷ giá USD trong nước tiếp tục ổn định
ap luc ty gia da diu bot nhung van chua cham dut Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục theo dõi sát biến động của thị trường tài chính thế giới
ap luc ty gia da diu bot nhung van chua cham dut
Ảnh minh họa

Áp lực giảm giá tiền động dịu bớt

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán VNDIRECT, áp lực giảm giá của tiền đồng sẽ dịu bớt trong ngắn hạn do cán cân thanh toán diễn biến tích cực nhờ thặng dư thương mại và dòng vốn FDI được duy trì, áp lực giảm giá của đòng nhân dân tệ (NDT) giảm và tâm lý thị trường được cải thiện.

Cụ thể, Việt Nam đã ghi nhận thặng dư thương mại đạt 2,3 tỷ USD trong quý III/2018, nhờ sự phục hồi của xuất khẩu hàng điện tử. Mặt khác, mặc dù cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều bị rút vốn ròng trong quý III/2018 nhưng dòng vốn FDI vẫn tiếp tục đổ vào giúp đảm bảo nguồn cung USD.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng dự trữ bắt buộc đối với một số hợp đồng kỳ hạn ngoại hối từ 0% lên 20%. Đây là một phần trong chính sách ngược chu kỳ để kiểm soát việc mất giá đồng NDT.

Tâm lí thị trường đối với tiền đồng cũng trở nên tích cực hơn trên chợ đen. Đồng thời, chênh lệch giữa lãi suất liên ngân hàng tính theo VND và USD đã trở về mức dương, giúp giảm bớt nhu cầu tích trữ USD của các ngân hàng thương mại.

Tiền đồng bắt đầu suy yếu mạnh hơn kể từ 20/7/2018. Mặc dù chỉ số US Dollar Index (DXY) chỉ tăng có 0,5% nhưng tiền đồng đã giảm giá đến 1,2% so với đồng USD trong giai đoạn 20/7-01/10. Sự mất giá của tiền đồng chủ yếu do những lo ngại về sự mất giá của đồng NDT trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng và khủng hoảng kinh tế gần đây tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo áp lực cho các đồng tiền của thị trường mới nổi.

Và thực tế, tỷ giá tại thị trường tự do đã vượt ngưỡng 23.650 VND/USD, đẩy chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và chợ đen lên mức cao kỷ lục vào giữa tháng 8/2018.

ap luc ty gia da diu bot nhung van chua cham dut

VND có thể bị phá giá nhẹ

Mặc dù cho rằng áp lực mất giá của tiền đồng trong ngắn hạn đã dịu bớt nhưng VNDIRECT cũng nhận định rằng sức ép mất giá của tiền đồng có thể xuất hiện trong trung hạn nếu tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang thành cuộc chiến thương mại toàn diện và kéo dài.

Thêm vào đó còn có các rủi ro khác như cuộc khủng hoảng tiền tệ tại các thị trường mới nổi, điển hình là trường hợp đã xảy ra ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm và khả năng cao sẽ thực hiện nâng lãi suất thêm một lần nữa vào cuối năm 2018 và các đợt tiếp theo trong năm 2019.

Do dó, VNDIRECT cho rằng các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thể cho phá giá nhẹ tiền đồng trong bối cảnh đồng USD mạnh lên. Đồng thời, nhà điều hành cũng sẽ rút kinh nghiệm từ việc điều chỉnh tỷ giá vào tháng 8/2015 khi mà tiền đồng giảm giá mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, việc áp thuế của Mỹ lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cho thấy Việt Nam không nhất thiết phải theo sát sự mất giá của đồng NDT để duy trì tính cạnh tranh với hàng xuất khẩu của Trung Quốc như đã xảy ra trong quá khứ.

So với các đồng tiền khác của châu Á giảm giá tệ nhất như đồng rupee Ấn Độ, rupiah Indonesian và peso Philippine, tiền đồng của Việt Nam có mức mất giá thấp hơn (2,7% kể từ đầu năm). Công ty chứng khoán này dự báo mức giảm giá của tiền đồng so với USD trong năm 2018 ở mức 3,0 - 3,6%.

ap luc ty gia da diu bot nhung van chua cham dut

Xem thêm

Quốc Thụy