|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Áp lực bán trở lại trong phiên chiều, chứng khoán đỏ lửa

15:00 | 12/01/2024
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh ngay đầu phiên giao dịch 12/1 khi áp lực bán xuất hiện trên diện rộng. VN-Index hồi phục cuối phiên sáng về gần mốc tham chiếu, sau đó đảo chiều giảm trở lại.

Đóng cửa, VN-Index giảm 7,52 điểm (0,65%) còn 1.154,7 điểm, HNX-Index giảm 2,39 điểm (1,03%) xuống 230,31 điểm, UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (0,75%) về 86,9 điểm.

VN-Index dừng chân ở mốc 1.154,7 điểm giảm gần 8 điểm so với phiên trước. Thị trường điều chỉnh mạnh ngay từ đầu phiên sáng. Quan sát trong phiên lực cầu gom hàng giá thấp có thời điểm đã kéo VN-Index về sát tham chiếu, nhưng sức ép từ lực bán khiến chỉ số này chưa kịp chớm xanh đã bị đẩy ngược trở lại.

Nhóm bất động sản là tác nhân chính gây giảm điểm khi hầu hết các mã trong ngành đều đóng cửa trong sắc đỏ. Nhiều cổ phiếu mất trên 2% thị giá như VGC, SCR, HDG, DXG, AGG, TCH, DIG, CEO, QCG, LDG, CII, HDC, ITA, GVR, L14, HTN, …

Duy nhất cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ giúp chỉ số không giảm quá sâu. Nhìn chung xu hướng trong ngành vẫn là phân hóa. Một số cổ phiếu duy trì được sắc xanh đến cuối phiên như MBB, ACB, SHB, CTG, TCB, STB, HDB, MSB, LPB, OCB, TPB.

Trong khi đó, cổ phiếu VCB và BID đóng cửa giảm lần lượt 0,7% và 1,1%. Toàn thị trường ghi nhận 672 mã giảm, trong đó có 39 mã nằm sàn, trong khi chỉ có 311 cổ phiếu tăng và 248 mã đứng giá tham chiếu.

Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 1,62 tỷ đơn vị, tương đương giá trị gần 25.600 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE vọt lên gần 21.500 tỷ đồng, tăng gần 36% so với phiên trước và cao hơn gần 50% so với giá trị trung bình trong 1 tháng gần đây.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 9,57 điểm (0,82%) xuống 1.152,65 điểm, HNX-Index giảm 3,13 điểm (1,34%) về 229,58 điểm, UPCoM-Index giảm 0,72 điểm (0,82%) còn 86,84 điểm.

Áp lực bán mạnh xuất hiện khi VN-Index tiệm cận ngưỡng 1.160 điểm. Lực cung giá cao lại lần nữa khiến chỉ số lui về kiểm định ngưỡng 1.150 điểm. Nhiều cổ phiếu bất động sản gặp áp lực chốt lời và mất hơn 3% thị giá như CII, QCG, HTN, LDG, GVR, HDC, ITA, L14. Thanh khoản thị trường vọt lên cao với giá trị khớp lệnh trên HOSE hiện đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng gần 30% so với phiên trước đó.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,98 điểm (0,26%) còn 1.159,24 điểm, HNX-Index giảm 1,23 điểm (0,53%) về 231,47 điểm, UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (0,56%) xuống 87,06 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 580 mã giảm giá, 255 mã tăng giá và 242 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường được đẩy lên cao với khối lượng giao dịch đạt gần 608 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 12.405 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 10.529 đồng.

Thị trường cuối phiên diễn biến tích cực hơn khi dòng tiền bắt đáy chảy mạnh vào thị trường giúp các chỉ số hồi phục. VN-Index từ mức giảm sâu nhất 1.146,89 điểm hồi phục lên 1.159,24 điểm, tương đương mức giảm 15 điểm còn gần 3 điểm.

VN30-Index lấy lại sắc xanh khi kết phiên sáng quay đầu tăng nhẹ 0,56 điểm. Động lực hồi phục đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là các mã ngân hàng như BID, ACB, CTG, MBB, TCB, SHB. Cổ phiếu VCB của ông lớn Vietcombank cũng thu hẹp sắc đỏ về cuối phiên sáng với tỷ lệ giảm là 0,4%.

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 6,95 điểm (0,6%) về 1.155,27 điểm, VN30-Index giảm 3,29 điểm (0,28%) xuống 1.160,27 điểm. Đà bán hạ nhiệt về giữa phiên sáng giúp VN-Index chỉ còn giảm gần 7 điểm.

Trong rổ VN30 sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên một số bluechips đã lấy lại sắc xanh như MBB, ACB, SHB, TCB, CTG. Diễn biến theo nhóm ngành, hầu hết các nhóm cổ phiếu vẫn chịu áp lực giảm điểm. Trong đó, cổ phiếu bất động sản, ngân hàng vẫn là tác nhân chính gây giảm điểm lên chỉ số. Trong Top 10 mã tác động tiêu cực lên thị trường, nhiều đại diện đến từ hai nhóm này như VCB, BID, VHM, VIC, VPB, HDB, …

Cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng giao dịch kém sắc khi phần lớn các mã chịu áp lực điều chỉnh, sắc xanh le lói ở một vài mã như HAC (+4,3%), VUA (+2,3%), BSI (+1,7%), MBS (+0,9%), HCM (+0,8%), DSC (+0,5%)…

Cập nhật đến thời điểm 9h30 sáng ngày 12/1, VN-Index giảm 10,58 điểm, còn 1.151,64 điểm. Tương tự, các chỉ số thị trường VN30-Index, HNX-Index và UPCoM-Index đều trong sắc đỏ.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tác động tiêu cực nhất đến chỉ số, ảnh hưởng lớn nhất là VCB, BID và VPB.

Sắc đỏ bao phủ trên cả hai sàn và thị trường UPCoM. Ở thời điểm hiện tại, sàn HOSE có tới 357 mã giảm giá, áp đảo số mã tăng giá là 41 và 55 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, rổ VN30 có 26 mã giảm giá, 1 mã tăng giá và 3 mã đứng giá tham chiếu. Hiện tượng giảm sàn bắt đầu xuất hiện ở một số mã. Sau giai đoạn tăng giá mạnh, cổ phiếu ST8 đảo chiều giảm sàn dù có thời điểm tăng trần đầu phiên.

Mức giảm phổ biến của các mã trên sàn HOSE phổ biến ở mức 2 - 4% với các cái tên như DBC, CII, DBC, EVF, GEX, TCD, PC1. Mức giảm cao nhất của những mã trong rổ VN30 là 1,9%, đến từ VCB.

 Thanh khoản trên sàn HOSE tăng cao đầu phiên sáng 12/1. Nguồn: Algo Platform.

Trong bối cảnh thị trường đảo chiều giảm sâu sau chuỗi phiên thăng hoa, nhà đầu tư gia tăng áp lực bán chốt lời lên thị trường đã đẩy thanh khoản lên cao. Tính đến 9h40, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt gần 3.900 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với mức bình quân một tháng, hay phiên hôm qua. Dẫn đầu về khối lượng giao dịch tạm thời là SHB với hơn 11 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, kế đến là DIG, GEX và VIX.

Thu Thảo

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.