|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Alibaba và Tencent lọt vào danh sách 10 doanh nghiệp có thu nhập cao nhất châu Á

14:44 | 08/09/2020
Chia sẻ
Khi mọi người có xu hướng ở nhà nhiều hơn, các nhà đầu tư chuyển hướng vào các công ty điện tử và nhà sản xuất chip. Cũng chính vì thế các tập đoàn công nghệ như Alibaba hay Tencent hưởng lợi nhuận lớn bất chấp ảnh hưởng xấu bởi COVID-19.
 - Ảnh 1.

Alibaba, Tencent và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. đều lọt vào danh sách 10 doanh nghiệp đạt lợi nhuận ròng theo quí. (Ảnh: Reuters)

Các công ty công nghệ lớn của châu Á đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng gần đây bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Khi mọi người có xu hướng ở nhà nhiều hơn, các nhà đầu tư trong khu vực chuyển hướng đầu tư vào các công ty như điện tử và nhà sản xuất chip.

7/10 vị trí đầu trong bảng xếp hạng của Nikkei thuộc về các công ty Trung Quốc, trong đó phải kể đến Alibaba hay nhiều công ty khác có vị trí xếp hạng cao hơn đáng kể so với năm ngoái. Nhà bán lẻ điện tử JD.com là một trong số những công ty vượt qua hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn doanh nghiệp trong danh sách.

Nikkei đã xếp hạng 15.700 công ty trong năm 2020 tới từ 15 quốc gia châu Á bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ về lợi nhuận ròng hàng quí tính bằng USD. Dữ liệu do QUICK FactSet cung cấp, bao gồm các khoảng thời gian ba tháng kết thúc vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7.

Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng của Nikkei, chủ yếu nhờ số tiền tập đoàn thu về từ việc bán cổ phiếu gần đây.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc đứng thứ hai, tiếp theo là Ngân hàng Trung Quốc. Theo Nikkei Asian Review, các ngân hàng lớn đã hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đang trở thành rào cản đối với thu nhập của các công ty này, với số dư nợ xấu tăng lên.

Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba đã kiếm 6,7 tỉ USD lợi nhuận hàng quí, vươn lên từ vị trí thứ 13 của năm trước đó tới vị trí thứ 4 trong quí gần nhất. JD.com, nhà bán hàng trực tuyến lớn thứ hai của Trung Quốc, đã có một cú nhảy vọt từ vị trí thứ 610 lên vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng.

Nhà cung cấp dịch vụ giao tiếp và trò chơi Tencent Holdings đã leo lên vị trí thứ 7 từ vị trí thứ 11. Cùng với đó, công ty cùng ngành với Tencent là NetEase cũng tăng hạng trong bảng xếp hạng. Quí Châu Mao Đài, nhà sản xuất rượu mạnh baijiu của Trung Quốc, đã vươn lên vị trí thứ 26 từ vị trí thứ 38.

Kingsoft, công ty phát triển phần mềm tại nơi làm việc của Trung Quốc, cũng đã nhảy vọt từ vị trí thứ 17.774 vào năm ngoái lên vị trí thứ 28.

Các công ty thuộc khu vực ngoài Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận thành tích đáng khâm phục tương tự.

Ví dụ, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. đã tăng hạng từ vị trí thứ 22 lên vị trí thứ 9. Nhà sản xuất chip của Hàn Quốc là SK Hynix đã leo lên vị trí thứ 33 từ vị trí thứ 112. Nhu cầu từ các trung tâm dữ liệu và công nghệ truyền thông 5G đã thúc đẩy sự tăng trưởng của các công ty trong lĩnh vực bán dẫn.

Tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ leo lên vị trí thứ 16 nhờ thu nhập từ mảng viễn thông. Tập đoàn công nghệ Ấn Độ Tata Consultancy Services vẫn đứng vững ở vị trí thứ 39.

Ở Nhật Bản, nhu cầu ở nhà đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng kinh doanh trò chơi điện tử của Sony và Nintendo, các công ty này lần lượt đã nắm giữa vị trí thứ 13 và 35 trong bảng xếp hạng. Ngành công nghiệp ô tô nội địa của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng khi lượng mua xe giảm, hãng xe Toyota Motor cũng vì thế đã rơi từ vị trí thứ 7 xuống vị trí thứ 23.

Ngay cả trong bảng xếp hạng toàn cầu, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc cũng đã đạt được lợi nhuận lớn. Mặc dù công ty Berkshire Hathaway của nhà đầu tư Warren Buffett dẫn đầu về lợi nhuận quí gần nhất, nhưng Alibaba lại đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng. TSMC đứng thứ 23 và JD.com xếp thứ 41.

Tường Vy

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.