|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ai đứng sau doanh nghiệp 'ma' ?

11:41 | 20/09/2017
Chia sẻ
Có những đối tượng thành lập tới 2-3 DN có cùng địa chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, nhưng người đại diện pháp luật đều không có thật. Khi các sự việc bị phát hiện, cả cơ quan Hải quan và Công an phải vất vả xác minh, truy tìm…
ai dung sau doanh nghiep ma
Số hàng cấm do Cục Hải quan TP.HCM bắt giữ tại Cát Lái trong tháng 7/2017 là của một doanh nghiệp "ma". Ảnh: Thu Hòa.

Không tìm ra chủ

Mới đây, qua khám xét 4 container hàng nhập khẩu của Công ty TNHH TM DV NDT, Cục Hải quan TP.HCM phát hiện gần 1.000 chiếc máy lạnh, tủ lạnh đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu. Điều đáng nói, công ty này đã sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thành lập DN. Mở rộng điều tra, xác minh vụ việc để xử lý, Cục Hải quan TP.HCM đã làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký DN của Công ty TNHH TM DV NDT do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cung cấp phát hiện việc thành lập DN này cũng có nhiều bí ẩn, thay tên đổi chủ liên tục. Theo đó, từ ngày 25/4/2012 đến 11/4/2017, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH TM DV NDT là ông Nguyễn Văn Định; từ 12/4/2017 đến ngày 9/7/2017, người đại diện pháp luật là ông Đặng Đức Đại; và từ 10/7/2017 đến nay, người đại diện pháp luật lại là ông Lê Thảo.

Cục Hải quan TP.HCM thực hiện xác minh người đại diện pháp luật của Công ty TNHH TM DV NDT tại thời điểm phát hiện lô hàng vi phạm là ông Đặng Đức Đại. Kết quả thật trớ trêu, ông Đặng Đức Đại, sinh năm 1987 không hề hay biết đến việc thành lập và hoạt động của Công ty TNHH TM DV NDT. Tuy nhiên, ông này tiết lộ thông tin, trước đó ông bị mất trộm xe gắn máy, trong cốp xe chứa một số giấy tờ quan trọng, có cả chứng minh nhân dân. Như vậy, các đối tượng có thể đã dùng chứng minh nhân dân bị mất của ông Đại để thành lập công ty “ma” nhằm mục đích buôn lậu. Cục Hải quan TP.HCM đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vụ việc theo quy định.

Có những đối tượng thành lập tới 2-3 DN có cùng địa chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, nhưng người đại diện pháp luật đều không có thật, khiến cả cơ quan Hải quan và cơ quan Công an phải vất vả xác minh, truy tìm… Chẳng hạn như, Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Gia Hưng Thịnh và Công ty TNHH Xây dựng Phúc Giang. Cả 2 DN này đều do ông Lường Tuấn Anh đại diện pháp luật, cùng được cấp phép ngày 9/6/2016, địa chỉ đăng kí kinh doanh tại 63 Nguyễn Bá Huân, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM. Sau khi được cấp phép hoạt động, chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 6 đến tháng 7/2016, 2 DN này đã mở hàng chục tờ khai hải quan NK mặt hàng gạch lót sàn qua cảng Cát Lái, khai báo giá thấp, từ chối tham vấn giá để được thông quan theo quy định. Khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan, DN không hợp tác, không hoạt động tại địa chỉ đăng kí kinh doanh… để lại số nợ thuế trên 3,4 tỷ đồng.

Trước thực trạng nhiều DN "ma" đứng tên NK hàng hóa vi phạm pháp luật hải quan bị cơ quan Hải quan phát hiện trong thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan đã “điểm mặt, chỉ tên” 78 DN "ma" để đưa vào danh sách DN trọng điểm, có biện pháp phòng ngừa.

Ai đứng sau?

Việc tìm ra chủ đích thực chỉ đạo thành lập các DN “ma” đang là thách thức lớn với cơ quan Hải quan và cơ quan Công an.

Theo lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM, trong thời gian qua, hàng chục, thậm chí hàng trăm container hàng lậu, hàng cấm bị cơ quan Hải quan chặn bắt tại cửa khẩu cảng Sài Gòn đều chưa xử lý được với lý do chưa xác định được chủ thể vi phạm. Các vụ vi phạm bị phát hiện, bắt giữ mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, ngăn chặn tránh thẩm lậu vào thị trường nội địa, còn việc xử lý vi phạm, xử lý đối tượng chủ mưu, cầm đầu các lô hàng cấm này vẫn chưa thực hiện được. Theo lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan, sau khi phát hiện, bắt giữ các lô hàng cấm, để truy tìm những chủ hàng đích thực, cơ quan Hải quan đã lặn lội đến các địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của giám đốc DN, phối hợp với Công an, chính quyền địa phương để truy tìm, nhưng kết quả đều là con số không: DN không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh; giám đốc DN không cư trú tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, hoặc không hay biết gì đến hoạt động của DN do mình đứng tên làm giám đốc…

Theo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. HCM, qua các vụ vi phạm bị phát hiện cho thấy, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đều dùng giấy tờ giả để thành lập DN. Bên cạnh đó, việc mở tài khoản ngân hàng quá dễ, cũng đã bị đối tượng xấu lợi dụng. Từ các vụ vi phạm, lực lượng Công an mở rộng điều tra, truy theo tài khoản thanh toán thì phát hiện đối tượng dùng giấy tờ giả mở tài khoản ngân hàng. Khi hàng hóa về Việt Nam, các đối tượng thuê các công ty dịch vụ giao nhận đứng ra làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì bỏ trốn, trong khi các đối tượng đứng tên giám đốc thuê, các đối tượng giao nhận hoàn toàn không biết mặt hoặc có thông tin về đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Từ đó, gây nhiều khó khăn cho việc truy xét, bắt các đối tượng vi phạm, đấu tranh với các băng, nhóm đường dây buôn lậu có quy mô lớn.

DN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN khi đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật DN, hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Luật DN và nội dung các giấy tờ đó được đầy đủ theo quy định của pháp luật. Luật DN và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cơ quan đăng ký kinh doanh phải kiểm tra nhân thân người đại diện theo pháp luật khi thành lập DN.

Khi có phản ánh của người dân về việc có đối tượng sử dụng giấy chứng minh nhân dân đã thất lạc (đã mất) trước đó để đăng ký thành lập DN, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cơ quan Công an có văn bản kết luận hồ sơ đăng ký DN là giả mạo làm cơ sở thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký thay đổi trên cơ sở hồ sơ giả mạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 62, Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký DN - đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết.

ai dung sau doanh nghiep ma Đại gia bất động sản, chứng khoán được thời gom ngàn tỷ

Dòng tiền ồ ạt từ trong và ngoài nước khiến các quy mô các doanh nghiệp bất động sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng ...

ai dung sau doanh nghiep ma Doanh nghiệp châu Âu quan tâm đầu tư gì tại Việt Nam?

Các doanh nghiệp Bỉ và châu Âu quan tâm cao đến các cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và đánh giá Việt Nam có ...

ai dung sau doanh nghiep ma Cơ hội từ việc thoái vốn tại DNNN

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt danh ...

Lê Thu

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.