|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cơ hội từ việc thoái vốn tại DNNN

20:03 | 19/09/2017
Chia sẻ
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn và tỷ lệ thoái vốn tối thiểu theo từng năm của doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020.
co hoi tu viec thoai von tai dnnn
Tổng cộng danh mục tài sản Nhà nước cần thoái vốn ở các DNNN từ nay đến năm 2020 ước tính khoảng 365.000 tỉ đồng (ảnh chụp dây chuyền sản xuất của Sabeco). Ảnh: TL

Mục đích của việc ban hành danh mục này là nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc bảo đảm nguồn thu cho phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.

Theo Quyết định 1232, tổng số lượt doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ thoái vốn là 406 lượt doanh nghiệp, được chia ra theo từng năm để các bộ, địa phương thực hiện thoái vốn. Cụ thể, năm 2017 phải thoái ở 135 doanh nghiệp, năm 2018 thoái ở 181 doanh nghiệp, năm 2019 thoái ở 62 doanh nghiệp và năm 2020 thoái ở 28 doanh nghiệp.

Nhìn vào kế hoạch thoái vốn của năm 2017, áp lực rất lớn đang đặt nặng lên vai người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Hà Nội, Bắc Giang, Bình Định...

Tuy nhiên, Quyết định 1232 vẫn được đánh giá là cơ hội lớn cho cả Nhà nước (ở góc độ tăng thu ngân sách, rút ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh không cần nắm cổ phần chi phối) lẫn nhà đầu tư. Lý do là trong danh sách thoái vốn trên có khá nhiều tên tuổi đang được nhà đầu tư quan tâm, sẵn sàng mua vào ngay khi tỷ lệ thoái vốn nhà nước được công bố phù hợp.

Hơn thế nữa, nguyên tắc thoái vốn cũng đã được xác định theo đúng cơ chế thị trường. Đó là có thể thực hiện thoái vốn thành nhiều đợt, chỉ cần đảm bảo tỷ lệ thoái vốn mỗi đợt ở mức từ 20-36% tổng số vốn cần thoái. Bên cạnh đó, việc cho phép các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo tín hiệu của thị trường cũng sẽ tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư lớn, tăng tính khả thi và hiệu quả của từng thương vụ.

Tổng cộng danh mục tài sản Nhà nước cần thoái vốn từ nay đến năm 2020 ước tính khoảng 365.000 tỉ đồng. Đây là một con số rất lớn, đủ để tăng quy mô thị trường cũng như sức hấp dẫn đối với dòng tiền đầu tư từ các quỹ.

Về giá trị, khoản tiền thu được từ thoái vốn nhà nước trong năm 2017 (nếu được bán hết) sẽ đạt gần 20.000 tỉ đồng. Con số trên được tính theo mệnh giá, còn tính theo giá trị niêm yết trên sàn thì có thể lên tới hơn 30.000 tỉ đồng. Nếu tính tổng cộng 375 doanh nghiệp trong danh sách còn vốn nhà nước thì tổng số vốn dự kiến thoái trong giai đoạn 2017-2020 là gần 65.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, số doanh nghiệp này chưa tính các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TPHCM, SCIC và các doanh nghiệp thoái vốn riêng theo quyết định của Thủ tướng (như Habeco, Sabeco, Bệnh viện Giao thông Vận tải...) nên số tiền Nhà nước thu về còn có thể lớn hơn nữa.

Về phía thị trường, Quyết định 1232 sẽ mở ra cơ hội thay đổi, tái cơ cấu danh mục cho nhà đầu tư - kể cả trong nước và nước ngoài - đang quan tâm tới thị trường này. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên Chính phủ công khai danh mục đầu tư nhà nước và tỷ lệ vốn nhà nước sẽ bán trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, kế hoạch sắp xếp lại các doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2016-2020 cũng đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 58/2016/QĐ-TTg với giá trị sổ sách phần vốn nhà nước thu hồi có thể đạt gần 300.000 tỉ đồng.

Như vậy, danh mục tài sản Nhà nước cần thoái từ nay đến năm 2020 ước tính khoảng 365.000 tỉ đồng. Đây là một con số rất lớn, đủ để tăng quy mô thị trường cũng như sức hấp dẫn đối với dòng tiền đầu tư từ các quỹ. Tất nhiên, “chọn mặt gửi vàng” vẫn sẽ là nguyên tắc lựa chọn của những “tay chơi” lớn trên thị trường.

Điểm cần nói cuối cùng là việc thực hiện kế hoạch thoái vốn theo Quyết định 1232 nằm trong mục tiêu khơi thông các dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ, nên tính kỷ luật được đề cao. Ngoài ra, danh mục tài sản của Nhà nước cũng sẽ có sự thay đổi do tiền bán được sẽ chuyển về ngân sách, dùng để bố trí cho các dự án đầu tư công trong khi các lần thoái vốn trước đây có thể vẫn thu về doanh nghiệp, thậm chí có thể làm tăng vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Do vậy, bảng phân bổ tích lũy tài sản theo thành phần kinh tế sẽ được thay đổi theo hướng tiếp tục tăng lên ở khu vực tư nhân. Đây là tín hiệu đáng mừng!

co hoi tu viec thoai von tai dnnn Tháng 11, Habeco sẽ hoàn tất đàm phán bán cổ phần cho Carlsberg

Đại diện Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco - Mã: BHN) cho biết, cuộc đàm phán bán thêm cổ phần cho ...

co hoi tu viec thoai von tai dnnn Dành 250 nghìn tỷ từ thoái vốn DNNN để đầu tư phát triển 2016 - 2020

Năm 2017, Bộ Tài chính sử dụng 60.000 tỷ đồng từ thoái vốn DNNN vào cân đối dự toán ngân sách để chi cho các ...

co hoi tu viec thoai von tai dnnn 'Trục lợi không nhỏ từ thoái vốn Nhà nước'

"Sở tài chính định giá doanh nghiệp 70 tỷ thay vì 100 tỷ như thực tế. Vậy số tiền chênh lệch khi định giá doanh ...

Linh Trang