9 mẹo thương lượng chuyên nghiệp với chủ nợ khi chưa thể thanh toán
8 cách đòi nợ bạn thân thông minh, hiệu quả và tinh tế | |
Tiếp tục đề nghị cấm hoạt động đòi nợ thuê do xuất hiện nhiều biến tướng |
Nợ nần có thể xảy ra với ngay cả những người có trách nhiệm tài chính cao nhất. Một hóa đơn bạn vô tình quên, một khoản nợ nhỏ quá lâu khiến bạn hoàn toàn không biết về sự tồn tại của khoản nợ. Đôi khi, những người đòi nợ lại nâng số tiền và khiến người đã vay sợ hãi khi thanh toán. Để không rơi vào những trường hợp đáng tiếc những ngày cuối năm, bạn có thể tham khảo 9 cách thương lượng chuyên nghiệp với chủ nợ dưới đây.
1. Hiểu biết về chủ nợ
Như trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, việc biết càng nhiều càng tốt về bên kia sẽ đặt bạn vào vị trí có lợi để đạt được những gì bạn muốn. Mục tiêu của người đòi nợ là thu về nhiều tiền nhất có thể và họ làm điều này theo hai cách: gây sức ép về tâm lí hoặc đe dọa (khi khoản nợ quá nhiều hoặc họ là đối tượng xã hội đen).
Tuy nhiên, chủ nợ không thể chiếm đoạt tài sản hoặc rút tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn trừ khi họ kiện và có được quyết định của tòa án để tịch thu tài sản người vay.
2. Nắm được quyền của bạn
Trước khi bạn nói chuyện với một chủ nợ, hãy nắm được các quyền của mình. Nếu không, những chủ nợ hoặc người đòi nợ thuê nhiều kinh nghiệm hơn bạn có thể dễ dàng lợi dụng. Dưới đây là một vài điều bạn nên biết:
- Người đòi nợ không thể quấy rối bạn hoặc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu để đe dọa, gây sức ép tâm lí người vay.
- Họ không được phép đe dọa sẽ có hành vi bạo lực bất hợp pháp khi bạn không thanh toán.
- Họ chỉ có thể liên hệ với các thành viên gia đình và bạn bè của bạn để hỏi thông tin về bạn thay vì đe dọa, quấy rối những người này.
3. Chắc chắn rằng đó là khoản nợ của bạn
Trong thời gian gần đây, sự bùng nổ của các công ty tín dụng với hợp đồng vay nợ tỉ mỉ khiến người vay an tâm với thanh toán mọi số tiền được đại diện công ty đòi thu hồi nhưng đó chưa chắc đã là các khoản nợ thực sự của bạn. Hãy có một sự hoài nghi lành mạnh với những khoản nợ được thông báo.
Khi người thu thập gửi bằng chứng và bạn xác nhận khoản nợ là hợp pháp, bạn có thể tiến hành phần còn lại của cuộc đàm phán. Mặt khác, nếu đại diện thu hồi nợ không gửi đủ bằng chứng, hãy gửi cho họ một lá thư chấm dứt và yêu cầu họ ngừng liên lạc.
Nguồn: Balance |
4. Một số lợi thế
Có một số lợi thế cho bạn khi đàm phán với một người đòi nợ như các chứng cứ pháp lí của khoản nợ, khả năng thanh toán của bạn... Trong trường hợp khoản nợ thấp hơn mức giá trị đủ để truy tố hoặc không có giấy tờ xác nhận nợ, bạn có thể thỏa thuận trả trước một phần.
Tuy nhiên, thanh toán nợ là một nghĩa vụ đạo đức mọi người đều nên thực hiện và cũng để loại bỏ nguy cơ bị kiện hay rơi vào danh sách tín dụng đen. Tóm lại, nợ càng cũ, bạn càng nên ưu tiên thanh toán đầy đủ. Trong trường hợp thực sự không thể chi trả, hãy tỏ thiện chí bằng cách trả trước một phần.
5. Xác định khả năng chi trả
Trả hết nợ rất quan trọng, đặc biệt nếu điều đó khiến bạn cải thiện điểm tín dụng hoặc được xét duyệt cho các thẻ tín dụng và khoản vay khác.
Hãy cân nhắc liệu bạn có thể trả tất cả trong một lần hay chia thành nhiều lần. Mục tiêu của người đòi nợ là thu về càng nhiều càng tốt. Vì vậy, việc thuyết phục họ bằng các khoản thanh toán định kì là một lựa chọn tốt.
Ví dụ, bạn có thể đề nghị trả một khoản tiền 3.000 USD cho khoản nợ 5.000 USD và thanh toán 2.000 USD còn lại trong vòng 6 hoặc 8 tháng tới. Bạn cũng có thể đề nghị thực hiện khoản thanh toán 1,250 USD trong 4 tháng để trả hết nợ.
6. Nắm được ảnh hưởng của trả góp
Trước khi đề nghị trả góp hoặc vay một khoản trả góp, hãy nắm được ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bạn. Khoản thanh toán của bạn sẽ được báo cáo cho văn phòng tín dụng nếu khoản nợ vẫn còn trong thời hạn báo cáo. Tại Mỹ, thời hạn này lên tới 7 năm đối với hầu hết các khoản nợ. Thanh toán đầy đủ thường có vẻ là giải pháp tốt hơn thanh toán toàn bộ nợ của bạn nếu đã kí hợp đồng trả góp.
7. Chuẩn bị thương lượng
Bắt đầu đàm phán bằng cách đề xuất một khoản thanh toán thấp hơn những gì bạn thực sự muốn trả. Người thu nợ có thể sẽ phản đối với số tiền cao hơn đề nghị này hoặc thậm chí có thể khăng khăng đòi bạn phải trả toàn bộ số tiền. Mục đích cuối cùng là để người đòi nợ chấp nhận khoản thanh toán bằng hoặc thấp hơn số tiền bạn có thể trả.
8. Giữ vững lập trường
Người đòi nợ sẽ sử dụng bất kỳ thông tin nào họ có được về bạn để đòi nợ. Vì vậy hãy cẩn thận với những gì bạn tiết lộ trong các cuộc trò chuyện. Hãy kiểm soát cảm xúc của bạn dù nghe bất kể điều gì và chỉ nói về các đề xuất của bạn. Tránh thảo luận về thu nhập của bạn hoặc các nghĩa vụ tài chính khác. Điều này đặc biệt khó khăn và quan trọng khi người đòi nợ có quan hệ thân thiết với bạn.
Giữ quyền kiểm soát cuộc trò chuyện và duy trì lập trường về các đề xuất thanh toán. Đừng bị lung lay và làm rắc rối toàn bộ kế hoạch tài chính bạn đã xây dựng.
9. Thỏa thuận bằng văn bản
Khi bạn và người đòi nợ đã thống nhất số tiền thanh toán phù hợp với cả hai bên, hãy ghi lại thỏa thuận bằng văn bản. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn đã thực hiện một thỏa thuận thanh toán hoặc trả tiền thanh toán.
Đừng vội trao tiền cho đến khi bạn có một thỏa thuận bằng văn bản hợp pháp với người đòi nợ. Giữ một bản sao của thỏa thuận và bằng chứng về các khoản thanh toán bạn đã thực hiện sẽ tránh cho bạn mọi rắc rối có thể phát sinh trong tương lai.
Đối với một số người, việc thanh toán toàn bộ khoản nợ khá dễ dàng nhưng nếu bạn đang muốn tiết kiệm tiền cho khoản nợ hoặc đơn giản là không đủ khả năng để thanh toán, thương lượng với chủ nợ sẽ cho bạn thêm thời gian, bày tỏ thiện chí và bảo đảm uy tín gấp nhiều lần so với tránh né, im lặng hoặc lẩn trốn.