|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

78% người Việt thích trải nghiệm sản phẩm mới

17:27 | 14/03/2017
Chia sẻ
Thu nhập tăng, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh, nhu cầu giải trí và số lượng gia đình hạt nhân giảm được đánh giá là nguyên nhân của việc người Việt tăng chi tiêu cải thiện mức sống.
78 nguoi viet thich trai nghiem san pham moi Doanh nghiệp trong nước làm gì để giữ thị trường bán lẻ?
78 nguoi viet thich trai nghiem san pham moi Kinh doanh ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tăng mạnh

Người Việt thích cải thiện mức sống và nâng cấp xe

Theo báo cáo Market Pulse công bố ngày 13/3 của Nielsen, 2016 là một năm biến động của thị trường Việt Nam. Xét trên bình diện khu vực, nền kinh tế Việt Nam cho thấy sự phục hồi nhanh chóng giữa một năm trì trệ ở nhiều nước trong khu vực.

Đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), 2016 là một năm tăng trưởng chậm, chủ yếu là bởi những scandal trong nhóm ngành nước uống không cồn. Mặc dù vậy, ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, nhóm ngành hàng FMCG có sự tăng trưởng tích cực.

Lý giải cho sự tăng trưởng này, Nielsen đưa ra 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong năm 2016 đều đưa ra những chiến lược hợp lý. Nếu như doanh nghiệp nhỏ tập trung chủ yếu vào các khu vực trọng yếu và thấu hiểu người tiêu dùng nội địa, thì doanh nghiệp lớn lại tận dụng sức mạnh danh mục sản phẩm của mình để tạo cơ hội đẩy hàng vào cửa tiệm tốt hơn.

Thứ hai, nhiều sản phẩm mới ra đời với chất lượng và mẫu mã tốt. Theo khảo sát của Nielsen, 78% người Việt thích được trải nghiệm các sản phẩm mới. Do đó, các nhà sản xuất trong năm 2016 có nhiều lựa chọn: tung một sản phẩm mới có nhiều cách đóng gói khác nhau, hoặc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới.

78 nguoi viet thich trai nghiem san pham moi
78% người tiêu dùng Việt Nam thích trải nghiệm sản phẩm mới .Ảnh: Baodatviet.

Thứ ba, các mặt hàng nội địa lẫn nhập khẩu đều có sự tăng trưởng và cạnh tranh lớn. Mặt hàng chăm sóc cá nhân và gia đình là hai nhóm có tiềm năng tăng trưởng cao nhất, đặc biệt là với các sản phẩm có xuất xứ ngoại quốc mà cụ thể là Thái Lan.

Trong một báo cáo khác, “Sổ tay Thị trường Việt Nam 2016” của Savills, chi tiêu của người tiêu dùng hiện đại Việt Nam tập trung vào việc cải thiện mức sống và nâng cấp xe cộ, phương tiện đi lại. Thu nhập tăng, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh, nhu cầu giải trí và số lượng gia đình hạt nhân giảm được Savills đánh giá là nguyên nhân của việc người Việt tăng chi tiêu cải thiện mức sống.

Đầu tư nước ngoài tăng ở khu vực bán lẻ

Theo nghiên cứu của Economist Intelligence Unit, các nhà đầu tư quốc tế đang tỏ ra ngày càng quan tâm đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Giai đoạn 2012-2016, thị trường bán lẻ Việt Nam đã tăng trưởng 13%. Kết quả này đến từ tầng lớp trung lưu đang lên, dân số trẻ, và chi tiêu tiêu dùng tăng.

Các nhãn hàng thời trang, chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại và chuỗi cửa hàng tiện lợi đã và đang tập trung nguồn lực lớn vào thị trường bán lẻ. Theo một báo cáo của Bộ Công Thương vào tháng 5/2016, ngành bán lẻ ước tính sẽ đạt 179 tỷ USD (3.580 nghìn tỷ đồng) vào năm 2020.

Tỷ lệ tiêu dùng tại các chuỗi siêu thị hiện đại so với các cửa hàng bán lẻ truyền thống dự kiến sẽ tăng từ 25% hiện tại lên 40% vào 2020. Hiện, các thương hiệu quốc tế chiếm 70% thị phần cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.

78 nguoi viet thich trai nghiem san pham moi
Các nhãn hàng thời trang đã và đang tập trung nguồn lực lớn vào thị trường bán lẻ. Ảnh: Phunuonline.

Các chuyện gia đã cảnh báo về sự hiện diện ngày càng lớn của các chuỗi bán lẻ từ nước ngoài. Độ phủ sóng lớn của các cửa hàng này có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hãng bán lẻ trong nước.

Các hãng bán lẻ nước ngoài sẽ phải giữ các mức giá cạnh tranh để giữ khách hàng. Bên cạnh đó, họ sẽ phải cung cấp cả hàng hoá nước ngoài và hàng hoá trong nước, nếu như các nhà cung cấp có thể cung cấp hàng hoá có chất lượng với mức giá cạnh tranh.

Theo bà Đặng Thúy Hà, Giám Đốc Khách Hàng của Nielsen Việt Nam, rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay bắt nguồn từ chính thái độ của họ về việc thấu hiểu khách hàng. Một điều cũng không kém quan trọng là doanh nghiệp phải luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, hiểu được họ, cập nhật những xu hướng thay đổi của khách hàng và thị trường để có thể dẫn đầu xu hướng đó.

Tô Đức