|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất quan trọng chiến lược của Trung Quốc

13:16 | 08/08/2021
Chia sẻ
Đường biên giới chung với Ấn Độ khiến Tây Tạng có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Trung Quốc. Khu vực này đồng thời có ý nghĩa to lớn với an ninh nước, lương thực của nền kinh tế thứ hai thế giới.
7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất chiến lược của Trung Quốc - Ảnh 1.

Cung điện Potala ở khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. (Ảnh: Ron Gatepain).

Tây Tạng nằm ở rìa phía tây Trung Quốc, là liên kết quan trọng giữa Trung Quốc với Nam Á và Trung Á. Giống như khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng là một phần của các tuyến đường thương mại cổ đại. Trong lịch sử, Tây Tạng là mục tiêu tranh giành của các thế lực như Mông Cổ, Nepal và Anh.

Tây Tạng được mệnh danh là "Thác nước của châu Á", là khởi nguồn của 10 hệ thống sông lớn, bao gồm Trường Giang, Hoàng Hà, Mekong, Brahmaputra, Indus và Salween. Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là nguồn cung cấp và kho lưu trữ nước quan trọng của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, an ninh nước là vấn đề mang tầm cỡ quốc gia. Việc xây dựng các con đập, hệ thống thủy lợi là nhiệm vụ thiết yếu để cung cấp nước cho hơn 1,4 tỷ dân và đảm bảo ổn định chính trị. Và vì trồng trọt phụ thuộc vào nước, bất kỳ sự thay đổi nào đối với nguồn nước ở Tây Tạng cũng sẽ tác động không nhỏ đến an ninh lương thực của toàn Trung Quốc.

7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất quan trọng chiến lược của Trung Quốc - Ảnh 2.

Khu tự trị Tây Tạng nằm ở phía tây nam Trung Quốc, thủ phủ hành chính là Lhasa. (Bản đồ: greattibettour.com).

Tây Tạng là vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản. Trữ lượng đồng lớn nhất của Trung Quốc nằm tại mỏ đồng Yulong ở Tây Tạng. Khu tự trị này cũng có lượng lớn dự trữ sắt, chì, kẽm và cadimi, những khoáng chất mà Trung Quốc cần để cung cấp cho nền kinh tế.

Các nhà địa chất cho biết Tây Tạng có trữ lượng dầu thô và khí đốt tự nhiên đáng kể. Nhưng địa hình khắc nghiệt và độ cao lớn khiến việc khám phá và khai thác trở nên khó khăn.

Đỉnh Everest, điểm cao nhất trên trái đất, nằm ở biên giới giữa Tây Tạng và láng giềng Nepal.

Dưới đây là 7 điều kỳ thú về Tây Tạng. 

1. 46% dân số thế giới phụ thuộc vào nguồn nước Tây Tạng

Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước như Ấn Độ, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan đều phụ thuộc vào nguồn nước từ Tây Tạng. Tổ chức Future Directions International cho biết 46% dân số thế giới phụ thuộc vào những con sông khởi nguồn từ Tây Tạng.

2. Nguồn gốc xung đột Trung-Ấn

7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất chiến lược của Trung Quốc - Ảnh 3.

Quân đội Trung Quốc - Ấn Độ tại biên giới giữa hai nước. (Ảnh: AP).

Điểm nóng tranh chấp biên giới suốt nhiều thập kỷ của Trung Quốc và Ấn Độ là Aksai Chin và Arunachal Pradesh.

Aksai Chin hiện nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc nhưng Ấn Độ coi vùng lãnh thổ này thuộc về mình và đòi lại. Còn Arunachal Pradesh là tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc coi nhiều phần đất của bang này thuộc về Tây Tạng và yêu cầu được trả lại.

Khoảng 10 ngày sau cuộc đụng độ đẫm máu giữa hai nước hồi tháng 6/2020, thủ hiến bang Arunachal Pradesh gọi đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc chạy qua Tây Tạng là "biên giới Ấn Độ-Tây Tạng", qua đó bác bỏ chủ quyền của Bắc Kinh với khu vực này.

3. Tây Tạng rất cao

7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất chiến lược của Trung Quốc - Ảnh 4.

Đỉnh Everest. (Ảnh: Shutterstock).

Với độ cao trung bình khoảng 4.400 m so với mực nước biển, Tây Tạng là cao nguyên cao nhất hành tinh. Vùng đất này có biệt danh là "nóc nhà thế giới". Bao quanh Tây Tạng là các dãy núi Himalaya, Côn Lôn, Karakoram và Hoành Đoạn.

4. Một trong những vùng hẻo lánh nhất trên trái đất

Do địa hình đồi núi cao, Tây Tạng là một trong những khu vực cấp tỉnh thưa dân nhất của Trung Quốc. Độ cao trung bình của những ngọn núi trong khu vực vào khoảng 6.100m, biến Tây Tạng thành một trong những khu vực hẻo lánh nhất trên trái đất, theo trang Wild China.

5. Du lịch là nguồn thu quan trọng

7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất chiến lược của Trung Quốc - Ảnh 5.

Du khách náo nhiệt ở Tây Tạng. Một nhà sư ghi lại hình ảnh của mình trước Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. (Nguồn: Getty Images).

Tây Tạng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới, được coi là thánh địa của các đoàn leo núi và du lịch mạo hiểm, khám phá văn hóa, khoa học và hành hương.

Trung Quốc đã nỗ lực lớn để mở rộng dịch vụ du lịch ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng cũng như các địa điểm địa phương khác. Hiện tại, du lịch đã trở thành một trong những trụ cột của kinh tế Tây Tạng.

6. Dự án đường sắt "khủng" hơn đập Tam Hiệp

7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất chiến lược của Trung Quốc - Ảnh 6.

Trung Quốc hoàn thành một đoạn đường sắt giữa thành phố Thành Đô và thị trấn Nhã An của tỉnh Tứ Xuyên. (Ảnh: Nikkei Asia).

Năm 2021, Trung Quốc đã khởi động dự án đường sắt trị giá hơn 49 tỷ USD để kết nối Lhasa ở Tây Tạng với Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên. Tuyến đường sắt này dài 1.800 km, dự kiến khởi hành vào khoảng năm 2030.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết chi phí cho dự án đường sắt lớn hơn cả số tiền tiêu tốn để xây đập Tam Hiệp là gần 39 tỷ USD. Như vậy, đường sắt Lhasa-Thành Đô là dự án xây dựng lớn nhất Trung Quốc.

Trung Quốc nhắm đến việc thúc đẩy du lịch và đi lại đến Tây Tạng. Mục tiêu là phát triển kinh tế để loại bỏ sự bất mãn của công chúng, nguyên nhân dẫn đến tình hình bất ổn vào năm 2008, tờ Nikkei Asia nhận định.

7. Hàng trăm lễ hội

7 điều kỳ thú về Tây Tạng, vùng đất chiến lược của Trung Quốc - Ảnh 7.

Lễ hội Shoton ở Tây Tạng. (Ảnh: China Culture).

Mỗi năm Tây Tạng tổ chức hơn 100 lễ hội lớn nhỏ. Miễn là du khách ở lại Tây Tạng trong vòng nửa tháng vào bất kỳ mùa nào, chắc chắn họ sẽ bắt gặp một lễ hội. Lễ mừng năm mới và lễ hội Shoton là những sự kiện nổi tiếng và được mong đợi nhất ở Tây Tạng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.