5 thói quen gây tốn kém và ô nhiễm môi trường phải thay đổi ngay hôm nay
[Phần 2] Thế giới năm 2018 qua ảnh: Ô nhiễm môi trường và những nguồn năng lượng mới | |
Chuyên gia nói gì về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải? |
Nhiều thói quen tác động làm ô nhiễm môi trường sống
Năm mới 2019 đã tới và đã đến lúc bạn nên thay đổi những thói quen xấu khiến hóa đơn điện – nước tăng vọt cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Dale Bryk, cố vấn chiến lược cao cấp của chương trình năng lượng sạch và khí hậu tại Hội đồng Quốc phòng Tài nguyên thiên nhiên (NRDC) nói: "Chỉ cần thận trọng hơn một chút là bạn có thể tránh lãng phí tiền bạc và làm ô nhiễm môi trường".
Các tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới hiện nay đang ủng hộ các chính sách và dự luật bảo vệ môi trường ở nhiều nước, đặc biệt là những quốc gia có mức độ ô nhiễm nặng. Việt Nam – với mật độ các khu công nghiệp ngày càng dày đặc – là một trong những nước đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nước và không khí cao nhất trong khu vực.
Bạn muốn thay đổi? Dưới đây là 5 thói quen nhất định phải thay đổi trong năm 2019.
Nguồn: Getty |
1. Thói quen cũ: Mua các loại đồ uống trong chai nhựa
Thói quen mới: Uống trong chai tái sử dụng
Mỗi ngày, con người trên khắp thế giới đang mua trung bình khoảng một triệu chai nhựa. Nhựa đặc biệt có hại cho môi trường vì gây ô nhiễm đại dương, giết chết động vật biển. Ocean Conservancy - một tổ chức bảo vệ môi trường - đã xử lí hơn 220 triệu tấn rác từ các đại dương trên thế giới trong 30 năm qua để giúp giải quyết vấn đề này.
Bạn cũng có thể góp phần bảo vệ biển bằng cách sử dụng loại chai tái sử dụng có thể dùng nhiều lần. Ngoài ra, giảm rác thải nhựa bằng cách hạn chế sử dụng ống cũng là ý kiến hay.
2. Thói quen cũ: Ô nhiễm nước do vi sợi dẻo
Thói quen mới: Cài đặt lại máy giặt gia đình
Quần áo làm từ chất liệu tổng hợp như polyester, nylon và spandex giải phóng các vi sợi dẻo trong máy giặt và đưa chúng vào hệ thống chất thải khổng lồ đổ ra sông hoặc biển. Đó là tin xấu vì môi trường biển có thể tiêu thụ những sợi nhựa đó và phá hủy chuỗi thức ăn của tầng sinh thái này.
Để giảm số lượng các vi sợi dẻo, hãy dùng nước lạnh khi giặt quần áo. Mẹo này cũng sẽ giúp giảm hóa đơn tiền điện đáng kể cho gia đình bạn.
3. Thói quen cũ: Thường xuyên chọn chuyển phát nhanh khi mua sắm
Thói quen mới: Tập trung vào mua sắm bền vững
Hiện nay, chưa có kết luận rõ ràng nào về việc mua sắm trực tuyến hay trực tiếp tốt hơn cho môi trường nhưng có một số khía cạnh của vấn đề này thực sự đáng lưu ý.
Giao hàng trong ngày rất nhanh chóng và thuận tiện nhưng sẽ gây lãng phí nhiên liệu và bao bì. Trong khi đó, hộp đựng và vật liệu đóng gói cũng thường không thể tái chế. Bao bì nhựa là loại phổ biến nhất hiện nay nhưng chỉ có 14% được tái chế ở Mỹ, theo NRDC. Vì vậy, tổ chức này đang khuyến khích người tiêu dùng Mỹ chỉ nhận món đồ cần mua mà không có hộp đựng hay bao bì nilon.
Mua sắm trực tuyến không phải hoàn toàn xấu, đặc biệt là khi bạn hoàn toàn có thể làm giảm lượng nhiên liệu cần tiêu thụ. Người giao hàng thường tìm các tuyến đường hiệu quả để giảm chi phí nhiên liệu và lượng khí thải nhưng điều đó ít xảy ra khi bạn đặt giao hàng gấp. Vì vậy, hãy kiên nhẫn một chút và có được mọi thứ một cách tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Nguồn: Getty |
4. Thói quen cũ: Ăn thịt mỗi ngày trong tuần
Thói quen mới: Đa dạng chế độ ăn uống và thêm rau xanh
Bạn không cần phải loại bỏ thịt hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của mình để tạo sự khác biệt. Hãy bắt đầu đơn giản bằng cách ăn chay một ngày trong tuần. Tiêu thụ thịt không tốt cho môi trường vì sản xuất thịt lợn và thịt bò tạo ra mức phát thải khí nhà kính cao, theo Tổ chức Công tác Môi trường - một tổ chức nghiên cứu và vận động bảo vệ môi trường phi lợi nhuận.
"Tuy mọi vấn đề không thể được giải quyết trọn vẹn chỉ bằng cách ăn chay nhưng đây cũng là một nỗ lực giúp cho thị trường rau hữu cơ truyền thống và các nhà cung cấp địa phương có cơ hội phát triển”, Bryk cho biết.
5. Thói quen cũ: Vứt bỏ thức ăn của bạn
Thói quen mới: Tái chế thức ăn
Tránh vứt thực phẩm còn thừa, cho dù đó là bánh sandwich, bánh pizza hay cơm còn thừa bởi nếu được gửi đến bãi rác, nó sẽ tạo ra khí methan - một loại khí nhà kính có hại. Nói cách khác, điều này khiến trái đất nóng lên từ từ.
Phân bón là một lựa chọn tiết kiệm và rẻ hơn cho bạn về lâu dài. Sử dụng phân ủ từ thức ăn thừa cho vườn nhà và bạn sẽ không phải mua phân bón hóa học đắt đỏ và gây hại cho môi trường.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/