|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khi ASEAN xanh hóa với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng

20:34 | 17/11/2018
Chia sẻ
Khi ngày càng nhiều người nhận thức sâu sắc tới nhu cầu bảo vệ môi trường, nhu cầu về các hàng hóa và dịch vụ liên quan tới nhu cầu trên chắc chắn sẽ tăng.
 
khi asean xanh hoa voi cac khoan dau tu co so ha tang

Trái phiếu xanh, các tòa nhà hiệu quả về năng lượng, công viên năng lượng mặt trời và trang trại gió chỉ là một vài trong nhiều sáng kiến có thể đạt được mục tiêu môi trường xanh sạch và bền vững hơn.

Cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh

Nơi đâu có nhu cầu thì nơi đó có cơ hội đầu tư. Những cơ hội đầu tư đang đầy rẫy trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng xanh.

Một báo cáo năm 2017 của tập đoàn dịch vụ tài chính Singapore, DBS, và Liên hiệp Quốc (UN) thể hiện rằng tổng cơ hội đầu tư “xanh” của ASEAN ở mức 3 ngàn tỷ USD trong giai đoạn 2016-2030. Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh chiếm tới 60% của con số này.

“Mỏ vàng” dành cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng xanh nằm chủ yếu ở lĩnh vực truyền tải và phân bổ năng lượng (700 triệu USD), biến đổi khí hậu và giảm thiểu biến đổi khí hậu (400 triệu USD) và nước (380 triệu USD). Bên cạnh đó, cơ hội cũng khá nhiều trong lĩnh vực đường ray xe lửa (60 triệu USD) và viễn thông (260 triệu USD).

“Đỉnh của đỉnh”

Điều đang thúc đẩy đầu tư vào phát triển mạng lưới điện phân tán là tỷ lệ điện khí hóa thấp ở khu vực này, chủ yếu là ở các quốc gia như Myanmar và Campuchia – nơi có tỷ lệ điện khí hóa (dựa trên mức độ kết nối mạng lưới) tương ứng ở mức 26% và 65%.

khi hai quốc gia này tìm cách cải thiện khả năng tiếp cận điện nhất là cho các khu vực nông thôn, họ mở ra cơ hội đầu tư lên tới 100 triệu USD và có thể chạm tới mức 1 tỷ USD với thời gian hoàn vốn trung bình trên 15 năm. Bên cạnh đó, các quốc gia đã có mạng lưới điện rộng lớn nhưng muốn cải thiện khả năng truyền tải điện như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan cũng đem lại cơ hội đầu tư béo bở.

khi asean xanh hoa voi cac khoan dau tu co so ha tang

Nước cũng là một cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng xanh vô cùng quan trọng ở những nơi như Indonesia và Philippines khi thị trường nước của Đông Nam Á được cho là sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm. Những rủi ro công nghệ liên quan tới khoản đầu tư này khá thấp khi xét tới các công ty sử dụng trong các nhà máy xử lý nước, đập và các công trình kiểm soát lũ lụt cũng được thiết lập tương đối.

Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình kinh doanh để giúp chuyển từ “nước không tạo doanh thu” sang “nước tạo doanh thu” có lẽ là điều cần thiết. Ngoài ra, giai đoạn hoàn vốn dài – lên tới 15 năm – có thể tác động tới rủi ro tín dụng và khiến những nhà tài trợ thương mại tránh xa.

Các khoản đầu tư vào ngành viễn thông – vốn bao gồm các công trình xây dựng dân dụng như cáp quang biển và đất liền và tháp truyền tải – cũng rất được ưa chuộng ở những nơi như Indonesia, Việt Nam và Philippines. Chi phí xây dựng một tháp truyền thông trung bình ở mức 200.000 - 300.000 USD và khi nhu cầu tốc độ truyền tải nhanh hơn ngày càng tăng (4G và thế hệ sau), nhu cầu cho những công trình như thế này chỉ có tăng mà thôi.

Các công ty đối tác liên doanh công và tư trong khu vực này sẽ có lợi thế khi các ngân hàng phát triển quốc gia và ngân hàng phát triển đa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ về nguồn tài trợ bằng nợ, bảo lãnh và vốn cổ phần.

Các cơ hội đầu tư khác

Các lĩnh vực khác của cơ sở hạ tầng xanh tiềm năng như công trình đường sắt và thích ứng khí hậu cũng có cơ hội đầu tư nhưng quy mô đầu tư và tính khả thi về thương mại là thấp hơn so với các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, cơ sở hạ tầng chống biến đôi khí hậu không mang lại lợi ích về tài chính trực tiếp, nhưng chỉ mang lại lợi ích xã hội và môi trường.

Các khoản đầu tư vào đường sắt – chỉ chiếm một miếng ít ỏi 60 tỷ USD trong chiếc bánh đầu tư tới 1.8 ngàn tỷ USD – cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Bên cạnh đóm khoảng thời gian hoàn vốn trung bình dài dẳng khoảng 25 năm cũng tạo ra rủi ro tín dụng lớn. Dù vậy, các khoản đầu tư ở lĩnh vực này không thể bị bỏ qua hoàn toàn vì nó cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ như tàu điện và hệ thống Hyperloop.

Nói tóm lại là không thiếu cơ hội đầu tư ở khu vực Đông Nam Á khi nói về cơ sở hạ tầng xanh. Là một khu vực đang phát triển, nhưng cơ hội béo bở như thế này sẽ chỉ gia tăng khi ngày càng nhiều dự án và sáng kiến được đề xuất. Những nhà đầu tư sành điệu sẽ để mắt tìm kiếm những cơ hội như thế khi khu vực này tiếp tục được khai thông tiềm năng.

Xem thêm

Minh Tuấn

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.