|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

5 ngành chịu tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới

12:02 | 26/08/2022
Chia sẻ
Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trở nên tồi tệ. Điều này đồng nghĩa áp lực đè lên thị trường hàng hoá càng lớn, tạo lực cản đối với đà phục hồi của kinh tế thế giới.

Một số ngành sử dụng nhiều năng lượng như thép, phân bón, luyện nhôm đang buộc phải giảm sản lượng. Thậm chí một số nhà máy phải đóng cửa hoặc tăng giá bán để giảm thiểu thua lỗ. Giá nguyên liệu dùng để sản xuất pin xe điện và pin năng lượng mặt trời cũng đang trong xu hướng tăng.

Dưới đây là những ngành công nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng giá năng lượng

Luyện kim 

Công suất luyện nhôm và thiếc tại Châu Âu giảm khoảng một nửa kể từ đầu năm đến nay. Một số nhà máy thậm chí đã phải đóng cửa.

Mới đây, công ty sản xuất nhôm Slovaco có trụ sở tại Slovakia tuyên bố tạm đóng cửa vào cuối tháng 9 trước sức ép của giá năng lượng tăng quá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 300 công nhân của công ty. 

Trước đó, Budel, một trong những công ty luyện thiếc lớn nhất châu Âu, cũng tuyên bố tạm dừng sản xuất bắt đầu từ 1/9. Ngay sau tuyên bố này giá thiếc tại Sàn Giao dịch Kim loại London tăng 7,2% lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua do thị trường quan ngại sẽ thiếu hụt nguồn cung, theo Bloomberg

Việc tồn kho thấp khiến khu vực này đừng trước nguy cơ phải phụ thuộc vào nhập khẩu khi nhu cầu phục trở lại. 

Ngành nhôm ở Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc, cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện do nắng nóng, hạn hán kéo dài. Điển hình như công ty luyện nhôm Henan Zhongfu Industry Co. buộc phải tạm dừng hoạt động một số phân xưởng.

Các công ty luyện kim tại Mỹ cũng không nằm ngoài xu hướng khi đầu năm nay Century Aluminum Co. tuyên bố đóng cửa nhà máy sản xuất nhôm lớn tại Kentucky do giá năng lượng tăng quá cao khiến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ. 

Tuy nhiên, các công ty sản xuất đồng ít chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng này do ít sử dụng năng lượng hơn so với các ngành luyện kim khác. 

Thép

Việc cắt điện ở Tứ Xuyên của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hơn 70% các nhà máy thép của tỉnh này do họ phải tạm ngừng sản xuất hoặc giảm công suất. Điều đó đang gây áp lực lên giá quặng sắt.

Ở Châu Âu, British Steel là một trong những công ty phải tăng giá bán thép do để bù đắp chi phí năng lượng cao. Mặc dù điều đó đã hiệu quả trong quá khứ do ngành xây dựng của Châu Âu phát triển mạnh mẽ, nhưng lần này sẽ là thách thức nhiều hơn khi nền kinh tế yếu hơn làm giảm triển vọng nhu cầu.

Tại Mỹ, ít nhất hai nhà máy thép đã bắt đầu tạm dừng một số hoạt động để cắt giảm chi phí năng lượng.

Nguyên liệu sản xuất pin

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đồng nghĩa với việc lĩnh vực sản xuất pin sẽ phải chống chọi với chi phí ngày một cao của nguyên liệu chính là lithium. 

Theo BloombergNEF, Tứ Xuyên chiếm hơn 1/5 sản lượng hóa chất lithium của Trung Quốc vào năm ngoái và các nhà phân tích kỳ vọng giá sẽ tăng trong ngắn hạn.

Tỉnh cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất polysilicon, được sử dụng trong các tấm pin mặt trời. Giá của kim loại silicon, vốn dùng trong sản xuất chip máy tính, điện thoại, ô tô đã tăng 12% chỉ trong một tuần.

Phân bón

Các công ty phân bón châu Âu dựa vào khí đốt để tạo ra các chất dinh dưỡng quan trọng và một lần nữa phải cắt giảm hoạt động, một điều cũng đang xảy ra ở Trung Quốc. Nông dân đang tranh giành để giữ cho thế giới được cung cấp đầy đủ thức ăn và thậm chí giá phân bón cao hơn và ít sẵn có hơn có thể buộc họ sử dụng ít hơn, có nguy cơ thu hoạch ít hơn.

Các công ty sản xuất phân bón của Châu Âu phụ thuộc vào khí đốt để tạo ra các thành phần quan trọng trong sản phẩm. Nhưng hiện tại, họ đã phải giảm công suất, tương tự như những gì đang xảy ở Trung Quốc. Việc thiếu nguồn cung phân bón và giá tăng cao khiến nông dân giảm bón phân cho cây hơn và thế giới đối mặt với nguy cơ sản lượng nông sản thấp. 

Công suất sản xuất phân đạm của Châu Âu giảm khoảng 25% và Hiệp hội Phân bón Quốc tế dự báo mức sử dụng phân đạm toàn cầu trong năm 2023 có thể giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. 

Đường

Tập đoàn sản xuất đường khổng lồ ở châu Âu Suedzucker AG, đã cảnh báo giá bán sản phẩm có thể cao hơn vì chi phí năng lượng tăng. Đồng thời, Suedzucker AG nói thêm họ có thể chuyển từ khi đốt sang các nguồn năng lượng khác nếu Nga cắt giảm nguồn cung.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng đó có thể là một quá trình tốn kém và giá đường thậm chí còn cao hơn nữa, làm tăng thêm hóa đơn hàng tạp hóa sau khi giá thực phẩm toàn cầu đạt mức cao kỷ lục.

H.Mĩ

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.