|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

5 - 10 năm nữa, châu Á sẽ không cần trao đổi thương mại với Mỹ?

16:02 | 01/06/2017
Chia sẻ
11 quốc gia thành viên còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang cố gắng để tìm ra giải pháp tiếp tục duy trì thỏa thuận thương mại này sau sự ra đi của Mỹ. Bộ trưởng các nước của TPP đã nhóm họp vào tháng trước tại Hà Nội, và sẽ phải đưa ra một bản kế hoạch về tiến trình tái khởi động hiệp định vào tháng 11.
5 10 nam nua chau a se khong can trao doi thuong mai voi my

Ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á, không tính Nhật Bản của tập đoàn Nomura, Singapore, tin rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tiêu thụ của châu Á sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của thị trường Mỹ.

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và dĩ nhiên sẽ tăng cường sức mạnh cho hiệp định TPP. Tuy nhiên, nếu xét về nhìn xa hơn thì thị trường tiêu thụ của châu Á đang phát triển nhanh hơn. Trong vòng 5 hoặc 10 năm nữa, nhiều thị trường châu Á sẽ phát triển lớn mạnh hơn, ông Subbaraman nhận định.

Nhiều người cho rằng, không có Mỹ, TPP sẽ không còn quan trong nữa, nhưng từ 5 – 10 năm tới, châu Á sẽ thực sự không cần tới thị trường của Mỹ. Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, nhưng sẽ trở thành nền kinh tế nhẹ với phần lớn là ngành dịch vụ. Gần 2/3 tiêu thụ của Mỹ là dịch vụ và hầu hết trong số đó không phải là thương mại, vì các dịch vụ được sản xuất tại Mỹ. Nếu điều đó xảy ra, thị trường tiêu thụ Mỹ sẽ không còn quá trọng nữa. Và nó khác hoàn toàn với thị trường châu Á, nơi lĩnh vực dịch vụ không chiếm tỷ trọng lớn như vậy.

Một số ý kiến coi TPP là đối thủ của một hiệp định đỗi tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, ông Subbaraman cho biết thay vì nhìn nhận TPP và RCEP là hai thực thể độc lập, ông nhìn mối quan hệ của hai thỏa thuận này ở góc độ tích cực hơn, đó là bổ sung cho nhau. Châu Á sẽ có nhiều lợi ích nều có thể đạt được một trong hai thỏa thuận này, hay hy vọng là cả hai.

Hiện tại TPP không bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi RCEP, bao gồm cả hai quốc gia này, trở thành thỏa thuận lớn hơn về mặt số lượng thành viên và quy mô thị trường tiêu thụ. Một khi tính đến sự phát triển nhanh chóng của thị trường tiêu thụ châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, việc duy trì các thỏa thuận thương mại này, kể cả khi không có sự tham gia của Mỹ, là hoàn toàn hợp lý.

Các chuyên gia của Nomura cũng tiến hành so sánh mức tiêu thụ danh nghĩa của 12 nền kinh tế tiêu thụ lớn nhất của châu Á với 12 bang đứng đầu của Mỹ, cũng như sự thay đổi của nó từ năm 2007 – 2015. Trong năm 2007, California tiêu thụ gần bằng sức tiêu thụ của Trung Quốc, trong khi Texas và New York, mỗi bang tiêu thụ nhiều hơn Ấn Độ. Đến năm 2015, sự thay đổi lớn đã xảy ra. Trung Quốc tiêu thụ nhiều hơn gấp 2 lần California, và sức tiêu thụ của Ấn Độ lớn hơn Texas và New York.

Khi được hỏi về lập trường của Mỹ về thương mại đối với châu Á, ông Subbaraman cho biết: “Tôi nghĩ sẽ có rủi ro không nhỏ về việc Mỹ sẽ gia tăng chủ nghĩa bảo hộ đối với Trung Quốc và một vài quốc gia khác của châu Á. Và theo tôi, đây là động lực để khu vực tìm ra giải pháp làm thế nào để có thể trao đổi thương mại với nhau theo hướng mọi quốc gia đều có lợi”. Châu Á cần kiểm soát nhiều hơn về tương lai trao đổi thương mại của khu vực.

Hiện có nhiều vấn đề bất ổn về cách tiếp cận thương mại tiếp theo của Mỹ, và châu Á sẽ không có lợi khi chỉ đứng nhìn và chờ đợi quyết định của Mỹ. Ông Subbaraman nhận định, với tầm quan trọng của riêng thị trường khu vực trong tương lai, châu Á nên tập trung vào thương mại liên châu Á và tiến hành củng cố và cải thiện quan hệ thương mại giữa các quốc gia,

Ngoài thương mại, TPP là một thỏa thuận toàn diện, không chỉ giảm thuế, mà còn nhiều rào cản thương mại phi thuế quan, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, các điều kiện lao động, tiêu chuẩn môi trường hoạt động thươngmại, trợ cấp doanh nghiệp nhà nước và chất lượng sản phẩm. Khi các quốc gia phát triển hơn, nhiều vấn đề sẽ xuất hiện hơn. Có nhiều sự khác biệt về các tiêu chuẩn trong khu vực, điều này không đáng ngạc nhiên khi các nền kinh tế đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Nếu châu Á có thể bắt đầu đạt được thỏa thuận về những tiêu chuẩn này, thì khu vực sẽ nhận thu về được lợi ích lớn.

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ có lợi khi Mỹ rút khỏi TPP nếu quốc gia này có thể xây dựng những thỏa thuận thương mại mạnh với các đối tác châu Á và châu Âu. Trung Quốc nổi lên nhanh chóng trên thế giới, và “với tôi được chứng kiến quốc gia đông dân nhất thế giới nhấn mạnh tầm quan trọng của toàn cầu hóa là điều đáng khích lệ, khi Mỹ có thể lùi về phía sau một bước", ông Subbaraman nói.

Ông cũng cho biết vấn đề sẽ đáng lo ngại hơn trong vòng 2 - 3 năm nữa nếu cả Mỹ và Trung Quốc thu mình tập trung vào phát triển nội địa, và không quan tâm đến thị trường quốc tế.

Lyly Cao