3 lời khuyên kỹ năng quản lý từ chuyên gia đào tạo nhân sự
Dưới đây là ba lời khuyên cho các nhà lãnh đạo của Jiménez - chuyên gia đào tại nhân sự tại BetterUp (đơn vị đào tạo nhân sự cho các startup, tổ chức lớn như Facebook, Salesforce, LinkedIn…
Lên mục tiêu rõ ràng
Đa phần quản lý từng là nhân viên có chuyên môn tốt. Vì lý do này, họ thường có xu hướng muốn tự làm mọi việc thay vì chia sẻ áp lực cho những người khác. "Đó là cách nhanh nhất khiến những người này quá tải. Xu thế này không có lợi cho cả nhân viên và cấp trên của họ" Jiménez cho biết.
Cô nhìn nhận người lãnh đạo chỉ nên làm tốt công tác quản lý, còn công việc nên chia nhỏ và giao cho những người thực thi.
Phương châm đối với kỹ năng quản lý là: Cân bằng giữa hai yếu tố: rõ ràng và phù hợp khả năng, thế mạnh, đồng thời tin tưởng vào năng lực của nhân viên, khiến họ có động lực cống hiến. |
Khi tạo mục tiêu cho nhân viên, người lãnh đạo cần cân bằng giữa hai yếu tố: rõ ràng và phù hợp khả năng, thế mạnh, đồng thời tin tưởng vào năng lực của nhân viên, khiến họ có động lực cống hiến.
Văn hóa doanh nghiệp khiến nhân viên cảm thấy có ích
Các nhà quản lý thành công nhờ tạo được môi trường làm việc giúp nhân viên đóng góp phát triển dự án. Theo Jiménez, môi trường làm việc cần thoải mái thay vì quá nghiêm túc và áp đặt. Ngoài ra, người quản lý cần khiến nhân viên tin tưởng và được lắng nghe.
Để làm được điều này, lãnh đạo cần thường xuyên trò chuyện với nhân viên, lắng nghe mọi ý kiến, tỏ ra hứng thú với những sáng kiến mới… Những hành động này sẽ góp phần tăng gắn kết giữa quản lý và nhân viên, tạo văn hóa doanh nghiệp.
Khi nhân viên thất bại
Người quản lý chưa nhiều kinh nghiệm thường đánh giá nhân viên đúng hoặc sai. Theo Jiménez nhận định sự bảo thủ này có thể dẫn đến nhiều thất bại.
Do đó, người quản lý phải bước ra khỏi những định kiến và nhìn mọi việc theo hướng mới để có đánh giá khách quan về khả năng của mỗi người trong đội. "Mấu chốt là chúng ta phải luyện phản xạ giải quyết vấn đề không mang ý kiến chủ quan", Jiménez quan niệm.
Đặc biệt những suy nghĩ mang tính kết luận như "Nhẽ ra tôi nên giao cho người khác việc này" hoặc "Tôi biết chắc cô ta sẽ nói như vậy" nên được gạt bỏ trước khi mọi việc được làm rõ.