|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

2017: Tập trung đầu tư vào những ngành nào?

09:05 | 06/03/2017
Chia sẻ
Những chuyển biến mới về kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế cùng những cơ hội đầu tư chứng khoán vào các nhóm ngành lớn đã được các chuyên gia bàn luận trong khuôn khổ buổi hội thảo Đầu tư tài chính 2017 vừa được tổ chức gần đây.

Ngày 3/3, Buổi hội thảo với chủ đề “Chiến lược cân bằng lợi nhuận và rủi ro” đã được CTCK Phú Hưng và kênh FBNC đồng tổ chức, trao đổi nhiều vấn đề về kinh tế vĩ mô và các cơ hội đầu tư vào các nhóm ngành lớn trên thị trường chứng khoán năm 2017.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách Công, Đại học Fulbright Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đạt mức cao kỷ lục 15,8 tỷ USD trong năm 2016 nhờ các hiệp định FTAs và sự cải thiện mạnh mẽ của môi trường đầu tư. Tuy nhiên không loại trừ các dòng vốn FDI này được đổ vào thị trường để đón đầu cho sự kiện TTP được ký kết.

Thế nhưng, đến thời điểm này khi TTP đang có khả năng bị hủy bỏ khi Mỹ đã tuyên bố rút lui, dòng vốn này có thể bị giảm sút trong tương lai. Chính vì vậy, trong tương lai, thay vì tham gia các hiệp định tự do thương mại đa phương, Việt Nam có xu hướng thúc đẩy các hiệp định thương mại song phương như các FTA được ký kết giữa Việt Nam-Nhật Bản, Việt Nam-Hàn Quốc, mang tính chủ động cao mà hiệu quả cũng không hề thua kém.

2017 tap trung dau tu vao nhung nganh nao
Ông Nguyễn Xuân Thành trao đổi tại buổi hội thảo

Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô 2017

Năm 2017, Chính phủ đã ra kế hoạch kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng CPI dưới 4% và tăng trưởng GDP ở mức 6,7%. Đây là một mức cao so với nền kinh tế toàn cầu khi IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2007-2008 chỉ đạt mức 3,3-3,4%.

Chính sách tiền tệ vẫn ở trạng thái hỗ trợ tăng trưởng với mức tăng trưởng tín dụng 2017 dự kiến ở mức 18%, bên cạnh đó chính sách tài khóa sẽ được thắt chặt để kiếm soát nợ công, mục tiêu bội chi ở mức 3,5% GDP.

Tăng trưởng xuất khẩu do dự báo các yếu tố rủi ro bên ngoài nên mục tiêu chỉ đạt mức 7%. Điều quan trọng là về mặt lâu dài phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh việc phụ thuộc vào một thị trường lớn như Trung Quốc.

Tỷ giá (VND/USD) được dự báo sẽ tăng khoảng 2%, do ảnh hưởng từ sự tăng giá của các đồng USD so với các ngoại tệ khác. Điều này có thể hỗ trợ cho xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng đến các công ty khai khoáng.

Cơ hội đầu tư

Với tình hình vĩ mô mang tính hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế như vậy, thị trường chứng khoán đã xuất hiện nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Đầu tiên là làn sóng niêm yết của các công ty lớn. Năm 2017, thị trường sẽ đón nhận sự lên sàn của các doanh nghiệp tỷ USD, có thể kể đến Mobifone (3,8 tỷ USD), Thaco (2 tỷ USD) hay Petrolimex (1,4 tỷ USD). Sự gia tăng số lượng các hàng hóa có chất lượng trên thị trường chứng khoán đem tới cho các nhà đầu tư sự lựa chọn phong phú cũng như thu hút dòng vốn ngoại khi các quỹ đầu tư nước nogài cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Thứ hai, theo lộ trình thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo hướng tăng tính thị trường. Một số doanh nghiệp đáng chú ý nằm trong lộ trình thoái vốn của SCIC là Vinamilk, Sabeco, Habeco…

Thêm vào đó, tình hình kinh tế được dự báo khả quan hơn thông qua sự hồi phục của giá hàng hóa, cụ thể ở các lĩnh vực dầu khí, sắt thép phân bón và cao su thiên nhiên.

Cuối cùng, thị trường Việt Nam với dân số đông và trẻ cùng với mức thu nhập gia tăng là nền tảng cho sự gia tăng của tiêu dùng nội địa. Điều này vẫn đang và sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng GDP cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Những nhóm ngành tiềm năng

Quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng đã đem lại những kết quả tích cực thể hiện trong kết quả kinh doanh năm vừa qua, đồng thời mở ra cơ hội nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài sớm nhất trong năm nay. Làn sóng lên sàn của các ngân hàng theo thông tư số 180/2015-TT-BTC sẽ đem lại nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư.

Sự gia tăng giá hàng hóa cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngành dầu khí, sắt thép, phân bón và cao su cải thiện được kết quả kinh doanh trong năm nay.

Bên cạnh đó ngành xây dựng vẫn còn rất tiềm năng khi nhu cầu xây dựng công nghiệp và dân dụng vẫn ở mức cao, giá trị hợp đồng xây dựng đã ký và chuyển sang năm 2017 của CTD hoặc HBC đều ở mức cao trên 20 nghìn tỷ, lần lượt tăng mạnh 30% và 84% so với năm 2015.

Nhưng theo quan điểm của ông Winston Lu, Giám đốc khối Phân tích và Tự doanh, CTCK Phú Hưng, ngành triển vọng nhất vẫn là ngành Thực phẩm và Đồ uống (F&B). Khi nền kinh tế vận hành ổn định, giá cả hàng hóa thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ và tầng lớp trung lưu mở rộng, ngành F&B có cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số. Đây cũng là một ngành được ưu chuộng nhất bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng là tất yếu khi Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển theo hướng nền kinh tế tiêu dùng trong thời gian tới.

Minh Phương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.