15 tổng công ty của Bộ Xây dựng lãi trước thuế gần 6.000 tỷ đồng
2 tổng công ty của Bộ Xây dựng sẽ IPO trong quý III năm 2017 |
15 tổng công ty đầu tư 10.792 tỷ đồng
Cụ thể, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 15 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt 131.933 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch năm, tăng 11,1% so với năm 2016.
Các doanh nghiệp của Bộ Xây dựng lãi trước thuế 6.000 tỷ đồng trong năm 2017 |
Trong đó, giá trị xây lắp đạt 50.807 tỷ đồng (bằng 119% kế hoạch và bằng 121% so với cùng kỳ 2016); sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng ước đạt 51.754 tỷ đồng (bằng 102% kế hoạch năm và bằng 98% so với cùng kỳ 2016); tư vấn xây dựng ước đạt 1.447 tỷ đồng (bằng 48% kế hoạch và bằng 97% so với cùng kỳ năm 2016); kinh doanh khác (bao gồm bất động sản) ước đạt 27.925 tỷ đồng (bằng 92% kế hoạch, bằng 124% so với cùng kỳ năm 2016).
Tổng giá trị đầu tư của 15 doanh nghiệp ước đạt 10.792 tỷ đồng (bằng 65,78% kế hoạch năm); doanh thu ước đạt 119.834 tỷ đồng (bằng 108,4% kế hoạch năm); lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.952 tỷ đồng (bằng 102,7% kế hoạch năm); nộp ngân sách ước đạt 6.928 tỷ đồng (bằng 128,2% kế hoạch năm); tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt trung bình 4,97%.
Thoái vốn thu về gần 6.000 tỷ đồng
Thực hiện phương án tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc Bộ đã được Chính phủ phê duyệt, năm 2017, Bộ Xây dựng đã triển khai công tác cổ phần hóa tại 4 tổng công ty gồm: Sông Đà, HUD, IDICO và VICEM.
Trong đó, Bộ hoàn thành bán cổ phần lần đầu Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty IDICO thu về ngân sách nhà nước 3.705 tỷ đồng; đang thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp Tổng công ty VICEM; báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch cổ phần hóa Tổng công ty HUD sang năm 2018.
Bộ cũng tập trung thoái vốn tại các doanh nghiệp theo kế hoạch, hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC, thu về ngân sách 2.276,5 tỷ đồng.
Các tổng công ty thuộc Bộ cũng đã thực hiện thoái vốn thành công tại 10 đơn vị. Cụ thể Tổng công ty Lắp máy (Lilama) thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Lilama; Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC) thoái vốn tại Công ty Cổ phần Xi măng Tây Ninh; Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) thoái vốn tại Công ty tài chính Cổ phần xi măng;
Tổng công ty Sông Đà thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển điện Miền Trung, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và Công ty Cổ phần Thuỷ Điện Mận Mức.
Tổng công ty Viglacera thoái vốn tại Công ty Cổ phần cơ khí và Xây dựng Viglacera; Tổng công ty Bạch Đằng thoái vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 203 và Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn.
Sau thoái vốn, các tổng công ty trên thu về 877,5 tỷ đồng, cao hơn 219 tỷ đồng (khoảng 33,3%) so với giá gốc.
Trong năm 2017, Bộ Xây dựng cho biết đã thực hiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán đối với 2 doanh nghiệp là Viglacera và DIC; tại sàn giao dịch UPCoM 6 doanh nghiệp là Sông Hồng, Licogi, Hancorp, VNCC, CC1 và Lilama. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã hoàn tất thủ tục, chờ đăng ký giao dịch 4 doanh nghiệp là Viwaseen, Bạch Đằng, Coma và Fico.