|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

14 tháng ác mộng của nữ CEO H&M: Từ gặp COVID-19, sản phẩm có dấu hiệu phân biệt chủng tộc cho đến bị tẩy chay

11:39 | 06/04/2021
Chia sẻ
Dù chỉ mới nắm quyền nhưng CEO Helena Helmersson của H&M đã phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn bất kỳ CEO kỳ cựu nào của hãng.

Chỉ 14 tháng nắm quyền, nữ CEO H&M, Helena Helmersson có lẽ đã "thấm" đủ vất vả mà vị trí này mang đến. Bà Helmersson tiếp quản vị trí Giám đốc điều hành H&M từ Karl-Johan Persson, người hiện đang là Chủ tịch công ty.

Ngoài cơn bão tẩy chay dữ dội ở Trung Quốc thì mọi chuyện đối với nữ CEO đầu tiên của H&M cũng không hề dễ dàng. "Đây là một quãng thời gian khó khăn", bà Helmersson nói trong một bài phỏng vấn với Bloomberg, đồng thời cho biết bản thân đã học được rất nhiều về cách lãnh đạo trong một thế giới khó lường.

Dù đã chấp nhận thỏa hiệp và đồng ý "nối lại tình xưa", tiếp tục nhập vải Tân Cương nhưng tình hình của H&M vẫn không mấy khả quan. Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ ba của H&M, chỉ sau Mỹ và Đức.

Một năm ác mộng của nữ CEO H&M: Đang đau đầu vì dịch bệnh thì lại dính phốt bị tẩy chay - Ảnh 1.

CEO H&M Helena Helmersson (trái) và Chủ tịch Karl-Johan Persson. (Ảnh: IBL).

Khi mới ngồi vào vị trí này, nữ CEO đã phải đối mặt với thách thức lớn: Đại dịch COVID-19 kéo cổ phiếu công ty giảm 50% trong 6 tuần đầu khi bà nắm quyền. Trong mùa cao điểm giữa tháng 4, các lệnh phong tỏa đc khiến 80% cửa hàng của H&M phải đóng cửa tạm thời. Bên cạnh việc giải quyết đại dịch, bà Helmersson còn phải xử lý sự cố sản phẩm có chứa thông điệp phân biệt chủng tộc.

Helmersson đã cố gắng rất nhiều để đến được vị trí này. Kể từ khi gia nhập công ty vào năm 1997, bà đã làm việc ở vị trí trưởng phòng suốt 5 năm. Sau đó chuyển tới Hong Kong phụ trách Giám đốc sản phẩm toàn cầu và cuối cùng là vị trí CEO.

Khi tiếp quản vị trí từ Chủ tịch Karl-Johan Persson, bà Helmersson đã phải "gánh" luôn số hàng tồn dư suốt 5 năm, lớn hơn bất cứ nhãn hàng sản xuất quần áo nào. Hiện H&M vẫn còn khoảng 4,2 tỷ USD hàng tồn kho, tương đương với 21,5% doanh thu trong 12 tháng tính đến hết quý I/2021, tăng 20,4% so với 3 tháng trước. Ở thời điểm mới nắm quyền, CEO Helmersson đã đề xuất cải tổ, đóng cửa 300 cửa hàng và cắt giảm 16.000 nhân sự.

"Helena và đội ngũ của đang làm rất tốt giữa thời kỳ khó khăn", Chủ tịch Karl-Johan Persson nhận định. Trong khi đó, CEO Helmersson cũng tỏ ra lạc quan khi đối mặt với dịch bệnh.

"Linh hoạt và tập trung vào khách hàng là chính cho cách đối phó với năm ngoái, và cũng sẽ là chìa khóa cho chúng tôi trong tương lai. Tôi tin vào sự phục hồi mạnh mẽ vì các lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ dần trong tương lai," bà Helmersson tự tin cho biết.

Thuỳ Trang

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.