|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

1,18 tỷ USD vốn ODA được Bộ Tài chính thu hút và sử dụng ra sao?

12:24 | 29/08/2018
Chia sẻ
Trong số 1,18 tỷ USD vốn ODA được Bộ Tài chính thu hút và sử dụng, giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2016 - 2017 đóng góp tỷ trọng lớn nhất với lần lượt 541 triệu USD và 320 triệu USD giá trị. Các lĩnh vực được chi tiền đầu tư nhiều nhất gồm có quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý thu chi NSNN và những năm gần đây là vấn đề thị trường, các định chế tài chính... 

1,18 tỷ USD vốn ODA tài trợ Bộ Tài chính giai đoạn 1993 - 2017

Từ năm 1993 đến 2017, Bộ Tài chính đã xây dựng quan hệ hợp tác với 21 đối tác tài trợ, bao gồm các đối tác, tổ chức đa phương, song phương (đối tác quốc gia). Phần lớn các đối tác hỗ trợ Bộ Tài chính thông qua việc triển khai các chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật nhằm mục tiêu nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của ngành tài chính.

Trong thời gian qua, các chương trình dự án hỗ trợ tập trung vào các lĩnh vực chuyên môn, chủ yếu là quản lý tài chính công thuộc các nhiệm vụ chủ chốt của chiến lược Tài chính 2020 bao gồm: quản lý thu – chi ngân sách Nhà nước, quản lý nợ, tài chính doanh nghiệp, công sản, giá, thị trường và định chế tài chính.

Ước tính của Bộ Tài chính giai đoạn 1993 – 2017, Bộ tiếp nhận và triển khai 112 chương trình, dự án với tổng giá trị cam kết trên 1,18 tỷ USD; trong đó 938 triệu USD là vốn vay và 243 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại. Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn Bộ Tài chính thu hút nhiều vốn ODA nhất.

118 ty usd von oda duoc bo tai chinh thu hut va su dung ra sao

Về hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhóm đối tác đa phương là đối tác cung cấp nhiều ODA nhất cho ngành tài chính (1,05 tỷ USD, chiếm 89% ODA cam kết); trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) là đối tác cung cấp ODA lớn nhất trong lĩnh vực cải cách quản lý tài chính công. Đồng thời WB cũng là đối tác cung cấp nhiều vốn vay ưu đãi nhất cho Bộ Tài chính (khoảng 534 triệu USD, gồm 486 triệu USD vốn vay và 48 triệu USD vốn ODA không hoàn lại).

118 ty usd von oda duoc bo tai chinh thu hut va su dung ra sao

Ở nhóm đối tác song phương, tổng vốn ODA cam kết dành cho Bộ Tài chính đạt khoảng 131 triệu USD (chiếm 11% tổng ODA cam kết); trong đó Nhật Bản hiện là đối tác tài trợ vốn ODA không hoàn lại lớn nhất (trên 80 triệu USD).

118 ty usd von oda duoc bo tai chinh thu hut va su dung ra sao

Ngoài các hình thức cung cấp ODA thông qua các chương trình – dự án, nhiều đối tác còn triển khai các chương trình hỗ trợ tăng cường năng lực, chương trình hỗ trợ kỹ thuật song phương (cung cấp chuyên gia, tư vấn, tham vấn chính sách…) do nhà tài trợ trực tiếp điều phối hoặc liên minh tài trợ thông qua các chương trình dự án quốc gia, khu vực.

Quản lý Thu - chi NSNN và tài chính doanh nghiệp đứng đầu thu hút vốn ODA

Trong lĩnh vực tài chính công, mức độ hỗ trợ của các dự án ODA không đều nhau, phụ thuộc chủ yếu vào các mục tiêu của Chính phủ, mức độ cải cách thực tế trong từng giai đoạn, lĩnh vực quan tâm, kinh nghiệm và năng lực hỗ trợ của các nhà tài trợ.

Theo thứ tự, các lĩnh vực nhận được nhiều hỗ trợ ODA lần lượt là quản lý thu – chi ngân sách, quản lý tài chính công (đa lĩnh vực), quản lý giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý nợ quốc gia.

Thời gian gần đây, thông qua hoạt động điều phối của Bộ Tài chính, các chương trình, dự án ODA đã bắt đầu được phân bổ vào các lĩnh vực được ít nhà tài trợ quan tâm như quản lý công sản, quản lý giá, thanh tra tài chính…

118 ty usd von oda duoc bo tai chinh thu hut va su dung ra sao

Theo đánh giá của Bộ Tài chính mặc dù không phải là đối tác được thụ hưởng nhiều vốn ODA tài trợ, nhưng tính chất của các dự án lại rất quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến tình hình quản lý kinh tế và tài chính chung của đất nước.

Hình thức tài trợ đa dạng và phạm vi ngày một mở rộng từ quản lý thu chi ngân sách sang quản lý tài chính doanh nghiệp, phát triển thị trường tài chính và những lĩnh vực trước đây ít nhận được ODA như quản lý công sản, quản lý giá, thanh tra tài chính.

Tổng vốn ODA cam kết dành cho Bộ Tài chính có xu hướng tăng dần đều qua các năm, tăng mạnh từ năm 2003 với khoản vay của WB dành cho dự án cải cách quản lý tài chính công. Tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu ODA của Bộ Tài chính chiếm 79,46%, đây là xu hướng vận động của dòng vốn ODA trong thời gian tới.

Quy trình tại Việt Nam và các nhà tài trợ ODA còn vênh nhau nhiều

Bộ Tài chính đánh giá, các dự án ODA đã tác động tích cực đến tiến trình cải cách tài chính công, hoàn thiện cơ chế tổ chức, nâng cao năng lực của cán bộ Bộ Tài chính.

Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý; tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ vào nâng cao chất lượng quản lý; cải thiện hiệu suất, hiệu quả quản lý tài chính công…

Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, tổ chức quản lý thực hiện và vận hành chương trình, dự án, Bộ Tài chính còn gặp phải một số vướng mắc, hạn chế:

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý đa ngành, nên nhu cầu hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt động cải cách trong tất cả các lĩnh vực quản lý tài chính công là rất lớn. Tuy nhiên các nhà tài trợ nước ngoài thường quan tâm đến một số lĩnh vực quản lý quan trọng (quản lý thu – chi NSNN, quản lý nợ, quản lý tài chính doanh nghiệp…), ít quan tâm đến một số lĩnh vực khác như (thanh tra, kế toán kiểm toán, quản lý giá…).

Chế độ quản lý, quy trình thủ tục của Chính phủ Việt Nam và của các nhà tài trợ còn nhiều khác biệt do đó vênh nhau trong thực hiện, đặc biệt trong công tác quản lý tài chính và mua sắm đấu thầu.

Trong bối cảnh vốn ODA và vốn vay ưu đãi đang dần bị thu hẹp, việc xây dựng các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải được tính toán kỹ, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường phát triển bền vững.

Theo đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trong việc lựa chọn các chương trình, giám sát chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính – NSNN trung hạn, chiến lược quản lý nợ, định hướng thu hút, quản lý sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

Đối với các chương trình, dự án của Bộ Tài chính cần phải bám sát chiến lược ngành tài chính và kế hoạch hành động trung hạn trong từng giai đoạn cụ thể.

Theo Bộ Tài chính, cũng cần cải tiến quy trình tiếp nhận các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại, vốn ODA để có thể tiếp nhận kịp thời các nguồn vốn này. Công khai minh bạch thông tin, tăng cường trách nhiệm giải trình trong tiếp cận sử dụng nguồn vốn.

Qua những vấn đề nêu trên, Bộ Tài chính đề xuất giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho cải cách quản lý tài chính công.

Phía Bộ Tài chính đẩy mạnh huy động và quản lý thực hiện có hiệu quả nguồn lực ODA cho ngành, bao gồm xác định rõ định hướng ưu tiên thu hút ODA, chiến lược phát triển tài chính trong ngắn hạn, dài hạn; phân tích, xác định tính cấp thiết của các dự án để sử dụng vốn hiệu quả; vận động ODA qua thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính và các nhà tài trợ; chú trọng công tác kiểm toán, đánh giá sau dự án ODA.

Ở góc độ Chính phủ, tiếp tục cải cách các chính sách, quy trình thủ tục đối với các nhà tài trợ, đặc biệt là quy trình mua sắm đấu thầu, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin…

Xem thêm

Bạch Mộc