|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

11 tháng, nông, lâm, thủy sản xuất siêu hơn 8,8 tỉ USD

14:29 | 30/11/2019
Chia sẻ
Tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 9% so với tháng trước, nâng tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng lên 37,3 tỉ USD. Còn giá trị nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào ước tính khoảng 28,5 tỉ USD.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,93 tỉ USD, tăng hơn 9% so với tháng 10, trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 1,7 tỉ USD, lâm sản chính đạt gần 1,15 tỉ USD, thủy sản đạt 868 triệu USD và chăn nuôi đạt 58 triệu USD.

Theo đó, cộng dồn 11 tháng đầu năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 37,3 tỉ USD, tăng 3,6% so với cùng kì năm ngoái.

Nhóm nông sản chính ước đạt 17 tỉ USD, giảm 5,2%, chiếm 45,7% kim ngạch xuất khẩu; lâm sản chính đạt 10,2 tỉ USD, tăng 20,5% và chiếm 27,5% xuất khẩu trọng xuất khẩu; thủy sản ước đạt 7,9 tỉ USD, giảm 1,2%, tỉ trọng chiếm 21,3%; chăn nuôi ước đạt 638 triệu USD, tăng 6,5% và chiếm 1,7% tỉ trọng.

Trong đó, giá trị xuất khẩu một số mặt hàng tăng so với cùng kì năm trước, như cao su tăng 9,3%; chè tăng 16%; rau tăng 9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 19,5%; quế tăng 31%; mây tre, cói tăng 44,4%; các sản phẩm chăn nuôi tăng 6,5%.

Tuy nhiên, có một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu giảm như trái cây đạt 2,6 xuất khẩu USD, giảm 5,5%. 

Hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kì năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu giảm.

Cụ thể như hạt điều đạt 3 tỉ USD, giảm 1,8% về giá trị, nhưng lượng tăng 23,6%, gạo đạt 2,6 tỉ USD, giảm 9,4% về giá trị, lượng tăng 4,8%, hạt tiêu đạt 677 triệu USD, giảm 5,8% nhưng lượng tăng 23,3%; riêng cà phê giảm cả về giá trị và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2,5 tỉ USD, giảm 15,2%, lượng giảm 22,7%.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm xuất khẩu trọng 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là Mỹ chiếm 21,9%; EU chiếm 11,7%; ASEAN chiếm 10,1%; Nhật Bản chiếm 8,8% và Hàn Quốc chiếm 5,8%.

Ở chiều ngược lại, tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng mông, lâm, thủy sản ước khoảng 28,5 tỉ USD, giảm 0,7% so với cùng kì năm 2018. 

Như vậy, tính đến tháng 11 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản 11 tháng ước đạt 65,7 tỉ USD, ngành nông nghiệp xuất siêu 8,8 tỉ USD, cao hơn 1,5 tỉ USD so với cùng kì năm trước. 

Theo Bộ Nông nghiệp dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 41,3 tỉ USD, thặng dư thương mại ước khoảng 9,5 - 10 tỉ USD.


Như Huỳnh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.