|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

10 quyết định tài chính nhất định nên làm sau 30 tuổi

07:49 | 03/08/2019
Chia sẻ
30 tuổi là một mốc thời gian có ý nghĩa lớn với mỗi người, đặc biệt về tài chính.

Tài chính cá nhân của bạn có thể là điều gì đó khá mới mẻ và đáng sợ ở độ tuổi 20 nhưng bạn sẽ phát triển mạnh mữ hơn từ năm 30 tuổi và làm được nhiều hơn thế nữa.

Ngược lại, nếu bạn đã tự mình xác định và thiết lập một nền tảng tài chính vững chắc ở độ tuổi 20 thì sinh nhật 30 tuổi sẽ là thời điểm bạn thực sự trưởng thành cũng như khôn ngoan hơn để cải thiện khối tài sản mình sở hữu.

Tạp chí tài chính Kiplinger đã liệt kê danh sách 10 mục tiêu giúp bạn tiếp tục xây dựng sự giàu có và hướng đến con đường an toàn tài chính.

1. Nâng cao sự nghiệp

Nghiên cứu con đường sự nghiệp tiềm năng với kỹ năng bạn có là điều quan trọng. Xác định các loại công việc và công ty phù hợp, các khóa đào tạo và phát triển kĩ năng hay các khóa học trực tuyến miễn phí đều rất bổ ích. Bạn thậm chí có thể cân nhắc chuyển đến một thành phố mới - nơi bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực của mình.

Nếu bạn quyết định cần có bước ngoặt sự nghiệp toàn diện, hãy hiểu rằng nó luôn tiềm ẩn cả cơ hội và rủi ro. Bạn sẽ cần kế hoạch tài chính tốt để giữ ngân sách ổn định trong khi thay đổi công việc.

2. Xem xét lại ngân sách

Bạn đã thiết lập một ngân sách ở độ tuổi 20 và có thể đã tích lũy một số tiền tiết kiệm nhưng thu nhập và chi phí, cũng như nhu cầu, mong muốn và ước mơ của bạn, có thể thay đổi từ năm này sang năm khác. Vì vậy, ngân sách của bạn cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

Nói cách khác, cuộc sống sẽ khiến bạn thay đổi mối quan hệ cá nhân như chuyển nhà, kết hôn, sinh con hoặc bắt đầu công việc kinh doanh thường đi kèm với chi phí cao. Để đảm bảo đủ khả năng chuyển đổi, bạn sẽ cần phải lập ngân sách bằng cách xác định cơ hội tiết kiệm. 

intro

Nguồn: Kiplinger

3. Điều chỉnh bảo hiểm

Khi tài sản của bạn tăng lên, bạn có thể cần thêm bảo hiểm để bảo vệ mọi thứ. Ví dụ, bạn thuê một không gian riêng tư lớn hơn, mua một ngôi nhà hoặc xe hơi đều đồng nghĩa với khoản chi bảo hiểm lớn hơn. 

Ngoài ra, bạn có một số người thân phụ thuộc vào bạn về tài chính và bạn cần bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo họ sẽ ổn nếu có bất cứ điều gì xảy ra với bạn. Tất cả các tình huống này cần thêm bảo hiểm bổ sung.

Ngay cả khi tình huống của bạn không thay đổi, bạn nên rà soát lại chính sách bảo hiểm cá nhân để đảm bảo mọi thứ vẫn tốt.Đối với bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể kiểm tra giá bán của các hãng khác nhau.

4. Trả hết nợ 

Ở độ tuổi 20, bạn đã mắc phải một khoản nợ thì hãy dành những năm 30 tuổi để thanh toán toàn bộ số nợ đó. Nhờ vậy, bạn có thể bước chân vào quãng thời gian 40 tuổi để tập trung xây dựng sổ tiết kiệm cho tương lai mà không phải chi trả các hóa đơn từ quá khứ.

5. Tăng số dư quĩ khẩn cấp

Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn là duy trì chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng trong quỹ khẩn cấp. Khi thu nhập và chi phí của bạn tăng lên, số tiền trong quĩ khẩn cấp cũng cần tăng lên. Nếu bạn cho rằng một quĩ tiết kiệm như vậy sẽ không tăng lãi suất nhanh như đầu tư vào thị trường chứng khoán thì hãy bắt đầu vạch ra chiến lược cụ thể và khôn ngoan.

6. Tiết kiệm ít nhất 15% thu nhập của bạn 

Khi bạn bắt đầu tiết kiệm cho thời gian nghỉ hưu, bạn có thể cảm thấy mọi thứ thật mù mờ và không biết bao nhiêu là đủ. Kế hoạch hưu trí quốc gia tại Mỹ 401 (k) tại Mỹ quy định số tiền cần đóng mỗi tháng là 3% thu nhập.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên tiết kiệm 15% hoặc hơn tổng thu nhập cho quỹ hưu trí. Nếu công ty hiện đại đã đóng bảo hiểm xã hội cho bạn (khoảng 4%), bạn chỉ cần tiết kiệm 11% còn lại. 

Mỗi khi bạn được tăng lương, hãy tăng số tiền góp cho quỹ hưu trí. Nếu bạn nhận được tiền thưởng hoặc tiền mặt do ai đó tặng, hãy nghĩ tới việc gửi nó cho bạn trong tương lai.

7. Đa dạng hóa và cân bằng lại các khoản đầu tư

"Hiện nay là thời điểm hoàn hảo để đa dạng hóa", nhà lập kế hoạch tài chính Erin Baehr ở Stroudsburg cho biết.

Thông thường, gắn bó với các quỹ tương hỗ và các quỹ giao dịch trao đổi có thể sinh lợi cho tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt là người mới bắt đầu. Những loại hình đầu tư này cung cấp nhiều lựa chọn đa dạn với chi phí tương đối thấp. 

Các quỹ chỉ số khác cũng rất đơn giản và tương đối ổn định nên bạn có thể cân nhắc chọn loại quỹ này làm cốt lõi danh mục đầu tư. 

8. Theo dõi và cải thiện điểm tín dụng 

Kiểm tra báo cáo tín dụng và điểm số của bạn chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Ngân hàng và các công ty thẻ tín dụng cho phép bạn làm điều này miễn phí và thậm chí đã cung cấp thêm nhiều ứng dụng di động để bạn truy cập dễ dàng hơn. 

Đánh giá thường xuyên về báo cáo của bạn có thể giúp bạn khắc phục sai sót nhanh chóng, phát hiện kẻ trộm danh tính tại nơi làm việc hoặc truy cập vào tài khoản có khả năng phạm pháp. Để giải quyết một vấn đề nghiêm trọng, hãy liên hệ trực tiếp với văn phòng tín dụng. 

9. Viết di chúc

Bạn nghĩ rằng 30 tuổi là quá sớm để viết di chúc? Hãy thử thức dậy ở độ tuổi 30 sau một đêm tiệc tùng quá đã, trạng thái nôn nao một mình sẽ cho bạn thấy rằng bạn đã già và sẽ tới lúc phải ra đi. Vì vậy, đã đến thời điểm viết di chúc. Không ai muốn những người hoàn toàn xa lạ quyết định cách chia tài sản của mình và nuôi dạy con cái mình.

Tại Mỹ, những trang web cho phép tự lập di chúc cá nhân với giá chỉ 70 USD như www.legalzoom.com đang có lượt người dùng khá ấn tượng. Nếu hoàn cảnh của bạn phức tạp, bạn sẽ cần thuê luật sư. Ngoài ra, các tài liệu tùy thân là rất quan trọng cho mỗi sự kiện quan trọng như kết hôn, sinh con,...

10. Không ganh tị và so sánh

Đã có rất nhiều nghiên cứu và số liệu thống kê cảnh báo về ảnh hưởng xấu của sự đố kị với tinh thần, sức khỏe và tài chính của một người: "Rào cản lớn nhất để trở nên giàu có là sống như người giàu trước khi bạn thực sự giàu".

Ở độ tuổi 30, bạn nên có ý thức vững chắc về lối sống bạn nên thực hiện và đủ khả năng chi trả. Dù mạng xã hội và những tiến bộ khác trong ngành viễn thông khiến việc xem người khác đang làm và mua những gì dễ dàng hơn bao giờ hết, bạn nên chống lại sự cám dỗ việc so sánh bản thân với người khác. 

Nếu bạn phải vay hàng núi nợ để theo kịp bạn bè, gia đình và các triệu phú trên màn ảnh, bạn có khả năng sẽ tự hủy hoại tài chính cá nhân. Thay vào đó, bạn chỉ cần tập trung vào các mục tiêu tài chính của mình, sống trong khả năng hiện tại và hạnh phúc với cuộc sống đang có bên gia đình, bạn bè, người thân.

Thu Phương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.