|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

10 mặt hàng nhập khẩu chủ lực 7 tháng đầu năm 2016

04:00 | 18/08/2016
Chia sẻ
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện, vải các loại, sắt thép các loại, sản phẩm từ chất dẻo, kim loại thường khác... là những mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu chiếm ưu thế trong 7 tháng đầu năm.

Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đạt gần 94,74 tỷ USD, giảm 1,2% (tương ứng giảm 1,17 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.Theo đó, trong 10 mặt hàng nhập khẩu chủ lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm ưu thế, với tổng mức nhập khẩu khoảng 15.34 USD

10 mat hang nhap khau chu luc 7 thang dau nam 2016
10 nhóm hàng nhập khẩu chủ đạo 7 tháng đầu năm 2016

Nhập khẩu 7 tháng năm 2016 tăng so với cùng kỳ năm 2015 chủ yếu do tăng, giảm của các nhóm hàng. Nhóm hàng tăng cao nhất là kim loại thường khác tăng 16,7%, tiếp đó là ''Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện'','' vải các loại", ''sắt thép các loại '', ''sản phẩm từ chất dẻo''.

Các nhóm hàng giảm bao gồm: ''máy móc, thiết bị, dụng cụ ,phụ tùng khác'', ''điện thoại các loại và linh kiện'', ''chất dẻo nguyên liệu giảm '', ''nguyên phụ liệu dệt, may, da,giày'', ''xăng dầu các loại.''. Trong đó giảm mạnh nhất là nhóm xăng dầu ở mức 18,7%

Nhập khẩu từ một số thị trường chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước. Ví dụ thị trường lớn nhất là Trung Quốc thấp hơn 3,1% còn 27,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nhập khẩu từ ASEAN đạt 13,4 tỷ USD, giảm 4,1%; Nhật Bản đạt 8,2 tỷ USD, giảm 4,1%; EU đạt 5,9 tỷ USD, giảm 1,3%. Riêng nhập khẩu từ Hàn Quốc 7 tháng đạt 17,4 tỷ USD, tăng 6,5%; Mỹ đạt 4,5 tỷ USD, tăng 0,2%.

Hoàng Trang - Hằng Vũ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.