10 bước vượt qua thất nghiệp mùa dịch mà không lo thiếu tiền
Thất nghiệp là một điều tồi tệ. Nhất là khi bạn ở thế bị động và không có chuẩn bị về tài chính cũng như tinh thần. Một số trong chúng ta có lẽ đã rơi vào tình trạng thất nghiệp trong mùa dịch hoặc rất có thể sẽ gặp phải trong tương lai.
Cách đối phó với thất nghiệp của mỗi người là khác nhau. Điều quan trọng là bạn biết cách dành thời gian để xử lí cảm xúc của mình một cách tích cực trước khi tiếp tục đưa ra quyết định.
Dưới đây là 10 gợi ý của các chuyên gia Oberlo nhằm giúp mọi người khôi phục tinh thần sau cú sốc cũng như cách thức chuẩn bị tốt nhất cho công việc tiếp theo.
Tất cả chúng ta hẳn đã quen với trạng thái hối hả và khắc nghiệt và nhiều người thường tìm kiếm động lực từ các bài phát biểu của người nổi tiếng hay sách self-help. Tuy nhiên, việc trò chuyện với những người thành công trong thời điểm này chỉ khiến bạn bị trói buộc vào áp lực và dần mất đi quyết tâm.
Dó đó, việc đầu tiên bạn cần làm để đối phó với thất nghiệp là duy trì sự cân bằng về cảm xúc. Sức khỏe tinh thần là nền tảng quan trọng cho tương lai.
Cho phép bản thân được buồn bã
Hãy cho chính bản thân mình thời gian để nuối tiếc về công việc cũ. Thoải mái khóc lóc nếu cần và đẩy hết ra những điều thất vọng, lo âu hay phiền muộn. Bạn cũng hoàn toàn có lí do chính đáng để lo sợ về tương lai và các kể hoạch đột nhiên phải thay đổi.
Việc bạn kìm nén hoặc phớt lờ cảm xúc tiêu cực có thể khiến bạn trông ổn hơn nhưng sẽ khiến tinh thần bạn ngày càng nặng nề.
Khi thất nghiệp, ngày nào trôi qua cũng tệ hại. Hãy tìm đến những điều làm bạn thấy biết ơn, thậm chí chỉ đơn giản là bạn được ở trên giường cả ngày.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lòng biết ơn là đòn bẩy mạnh mẽ cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc. Nó giúp ta định hình lại cách nhìn nhận vấn đề, ngăn chặn trầm cảm và khơi gợi động lực.
Và sau khi đã xử lí được khối cảm xúc đồ sộ cũng như điều chỉnh tâm trí của mình, giờ là lúc bắt đầu các giải pháp thiết thực hơn để chấm dứt tình trạng thất nghiệp cũng như các hậu quả của nó với cuộc sống của bạn.
Sử dụng tiền tiêt kiệm khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp là bảo bối cứu cảnh khi có rắc rối bất ngờ xảy đến. Số tiền này giống như chính sách bảo hiểm giúp bạn và gia đình duy trì được các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Cắt giảm chi tiêu sẽ là điều cần thiết trong thời gian này. Những khoản chi như thẻ tập gym hay thời trang đều là không cần thiết, kể cả khi bạn có trợ cấp. Hãy kiểm soát và theo dõi chi tiêu của mình một cách triệt để thông qua các ứng dụng như Mint hoặc một bảng Excel đơn thuần.
Trong thời gian nghỉ, bạn có thể bỏ qua những thông tin về chuyên môn nhưng hãy liên hệ với các đồng nghiệp cũ để được định hướng và trợ giúp. LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời cho việc này.
Ngoài ra, xây dựng mạng lưới những người cùng chuyên môn với bạn sẽ tăng cơ hội kiếm được công việc mới đúng ngành nghề bạn từng làm.
Tham gia một hội nhóm nào đó, nhận các công việc tự do, tham gia các sự kiện kinh doanh trực tuyến,... và bạn sẽ không bối rối khi các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về thời gian thất nghiệp vừa qua.
Để thu hút các nhà tuyển dụng, bạn cần đi theo những xu hướng mới. Các công ty nổi tiếng sẽ lưu ý và đưa ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Ngay cả khi hồ sơ của bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thời sự thực tế sẽ là điểm mạnh chứng tỏ bạn là ứng viên có tiềm năng.
Làm thế nào để luôn theo kịp xu hướng mới? Cách tốt nhất là thường xuyên theo dõi các trang web, ấn phẩm trong ngành nghề của bạn.
Học kĩ năng mới
Lướt qua các bài tuyển dụng trên mạng xã hội, bạn sẽ thấy nhiều vị trí đòi hỏi những kĩ năng bạn không có. Vì vậy, thất nghiệp cũng là cơ hội để bạn học được những kĩ năng mới này. Udemy và LinkedIn Learning là hai nguồn học kĩ năng sáng tạo, công nghệ thông tin và kinh doanh khá phổ biến hiện nay.
Ngoài ra, các khóa học online hoặc trung tâm giảng dạy cũng không phải lựa chọn tồi nhưng hãy tìm hiểu chất lượng và người dạy thật kĩ trước khi đóng học phí.
Hiểu được giá trị của bản thân trên thị trường lao động là một điều tốt. Những trang như Payscale và Glassdoor có thể tra được mức lương của những vị trí bạn mong muốn. Bạn cũng nên cập nhật trên những trang web tìm việc làm để ước lượng nhu cầu cho ngành nghề của mình.
Một trong những việc rất nên làm khi thất nghiệp là cập nhật lại CV và thư xin việc (nều có). Hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn luôn chính xác, đầy đủ và rõ ràng vì đây là "vũ khí" giúp bạn tìm công việc mới nhanh chóng nhất.
Tiếp theo, xác định các nhà tuyển dụng tiềm năng. Để tạo ấn tượng tốt khi phỏng vấn, bạn nên xem qua đánh giá của những người đi trước.
Cuối cùng là bắt đầu công việc mới
Khi tìm kiếm cơ hội, hãy cố gắng mở rộng nguồn tìm kiếm và cởi mở hơn. Ngoài các công việc văn phòng truyền thống, bạn hoàn toàn có thể tự mình khởi nghiệp kinh doanh bằng các hình thức không mất vốn như dropshipping hay Print on Demand.
Cuối cùng, chúng ta đều biết thất nghiệp là một trải nghiệm khó khăn nhưng sẽ có rất nhiều cơ hội tốt hơn xuất hiện từ đó. Hãy tận dụng thời gian này để cải thiện và khám phá những ý tưởng mà bạn cảm thấy nhưng chưa khai thác triệt để.
Và bạn hoàn toàn có thể thành công sau một lần thất nghiệp.