|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xuất khẩu: Tập trung đẩy mạnh 3 lĩnh vực

09:22 | 30/12/2016
Chia sẻ
Trong năm 2016, có 3 lĩnh vực (gồm mặt hàng, địa bàn, thị trường) xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên và cần quan tâm tập trung để tạo động lực, đầu tàu cho tốc độ tăng trưởng chung thời gian tới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2015 (năm 2015 tăng 7,9%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 125,9 tỷ USD, tăng 10,2%. Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2016 đạt 179,2 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2015.

Đây là một cố gắng lớn vì tốc độ tăng tương đối cao (trong điều kiện tăng trưởng xuất khẩu của nhiều nước bị tăng trưởng âm) và trong điều kiện giá xuất khẩu so với cùng kỳ giảm 1,83%, trong đó có nhiều mặt hàng chủ yếu giá còn giảm sâu hơn.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước sau nhiều kỳ giảm hoặc tăng rất thấp, nhưng năm nay đã tăng 4,8%, cũng là một kết quả tích cực.

Điều đáng chý ý là có 3 lĩnh vực xuất khẩu (gồm mặt hàng, địa bàn, thị trường) trong năm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên và cần tập trung để tạo động lực, đầu tàu cho tốc độ tăng trưởng chung.

Theo đó, năm 2016, có 24 mặt hàng xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trở lên, gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; cà phê; túi xách, ví, va li, mũ, ô dù; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; xơ, sợi dệt các loại; hạt điều; rau quả; dầu thô; gạo; sản phẩm từ chất dẻo; sắt thép các loại; sản phẩm từ sắt thép; cao su; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày; hạt tiêu; kim loại thường khác và sản phẩm; dây điện và cáp điện.

Kim ngạch của 24 mặt hàng nói trên đạt 160,4 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2015 và cao hơn tốc độ tăng chung. Tỷ trọng của các mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng từ 87,4% trong năm 2015 lên 91,2% trong năm nay.

Năm 2016, cả nước có 24 địa bàn xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên (tăng 3 địa bàn so với 2015), gồm: TPHCM, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hưng Yên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Bình Phước, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nam, Nam Định, Đắk Lắk, Cà Mau.

Các địa bàn đóng góp lớn nhất vào mức tăng chung là Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Long An, Tiền Giang, Bình Phước...

Về thị trường xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên năm 2016 có 28 thị trường, gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Đức, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Anh, Thái Lan, Italy, Malaysia, Pháp, Australia, Ấn Độ, Canađa, Áo, Indonesia, Singapore, Tây Ban Nha, Philippines, Đài Loan, Campuchia, Mexico, Bỉ, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mức tăng của một số thị trường đóng góp lớn vào tổng mức tăng chung so với năm trước là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Thái Lan.

Do nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu (tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 173,3 tỷ USD) nên trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhập siêu trong năm 2015 (khoảng 3,554 tỷ USD) sang xuất siêu trong năm nay (khoảng hơn 2,6 tỷ USD). Như vậy, năm 2016, Việt Nam không những không nhập siêu lớn như chỉ tiêu kế hoạch (trên 8,9 tỷ USD), trái lại còn xuất siêu khá.

Những thị trường Việt Nam xuất siêu lớn, gồm: Hoa Kỳ, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hongkong, Anh, Đức, Áo, Canađa, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Campuchia, Mexico, Bỉ, Philippines…

Minh Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.