|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu rau quả tăng tháng thứ hai liên tiếp dù thị trường Trung Quốc vẫn chưa dứt đà giảm

15:45 | 21/12/2019
Chia sẻ
Mặc dù xuất khẩu sang thị trường số 1 là Trung Quốc vẫn sụt giảm trong tháng 11 nhưng tổng giá trị xuất khẩu rau quả của tháng 11 tăng hơn 16% so với cùng kì năm ngoái với một số thị trường tăng trưởng mạnh mẽ.

Báo cáo thị trường Nông, lâm, thủy sản số ra mới nhất ngày 13/12 của Bộ Công Thương cho biết theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 11/2019 đạt 302 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng năm 2018.

Đây là tháng tăng thứ hai sau khi liên tiếp giảm suốt 4 tháng của mặt hàng rau quả xuất khẩu. Trước đó, từ tháng 6 đến tháng 10/2019, xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục giảm, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh.

Như vậy lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11/2019, xuất khẩu hàng rau quả đạt 3,41 tỉ USD, giảm gần 3% so với 11 tháng của năm 2018.

Trong tháng 11/2019, xuất khẩu hàng rau quả tăng nhờ xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn tăng mạnh, trong khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ và Australia giảm.

Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 2,2 tỉ USD, giảm 14%. 

T trọng xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này giảm 8,5 điểm phần trăm so với cùng năm trước, xuống còn 65,7% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Bộ Công Thương dự báo trong năm 2020 xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ từng bước ổn định hơn do các doanh nghiệp dần quen với các qui định trong nhập khẩu hàng rau quả của Trung Quốc. 

Đáng chú ý, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Hong Kong và Lào 11 tháng năm 2019 tăng rất mạnh so với cùng kì năm 2018.

Cụ thể, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Hong Kong đạt 63 triệu USD, tăng đến 220,2%; Lào đạt 59 triệu USD, tăng 570,3% so với 11 tháng năm 2018.

Xuất khẩu rau quả tăng tháng thứ hai liên tiếp dù thị trường Trung Quốc vẫn chưa dứt đà giảm - Ảnh 1.

10 thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất trong tháng 11 và 11 tháng năm 2019. Nguồn: Bộ Công Thương/ Tổng cục Hải quan.

Về thị trường thế giới, theo Mordorintelligence.com, thị trường nước ép trái cây và rau quả thế giới dự báo đạt 174 tỉ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,17%/ năm trong giai đoạn 2019 - 2024.

Thị trường nước ép trái cây và rau quả tăng trưởng do nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm lành mạnh, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe.

Nước ép lạnh ngày càng phổ biến là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường nước ép trên toàn thế giới.

Theo khu vực địa lí thì châu Âu là thị trường tiêu thụ nước ép trái cây và rau quả nhiều nhất thế giới.

Trung Đông và châu Phi là thị trường tăng trưởng nhanh nhất. Mức tiêu thụ trung bình nước ép trái cây và rau quả mỗi người ở khu vực Trung Đông và châu Phi thấp hơn so với các khu vực phát triển, nhưng đang tăng nhanh.

Xu hướng tăng tiêu thụ nước ép trái cây và rau quả lành mạnh thay vì nước tăng lực có ga đang nổi lên trong khu vực. 

Như Huỳnh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.