Theo ông U Khin Maung Lwin, Phó bí thư của Bộ Thương mại Myanmar (MOC), mặc dù, tính tới thời điểm này trong năm, thương mại bằng đường biển tăng 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng xuất khẩu mặt hàng như gạo, đã giảm 55.000 tấn.
Trung Quốc đã cho phép thêm 5 nhà chế biến gạo của Ấn Độ, gồm cả côgn ty Chaman Lal Setia và Adani Wilmar, xuất khẩu gạo sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi thanh tra cơ sở, trong khi bốn cơ sở khác được yêu cầu cải thiện điều kiện kho lưu trữ.
Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm 2018 có nguy cơ giảm tốc do thị trường Trung Quốc điều chỉnh chính sách từ ngày 1/7, theo đó, thuế nhập khẩu với tất cả các loại gạo tăng lên ở mức 40 - 50%, riêng tấm có thuế nhập khẩu là 5%.
Xuất khẩu rau quả tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 290 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,29 tỷ USD, bằng 57,25% mục tiêu cả năm.
Năm 2018, Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu 20.156 tỷ đồng, tăng trưởng 84%, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 240 tỷ đồng so với khoản lỗ khủng 119 tỷ đồng năm 2017.
Hôm 19/7, Ngân hàng Phát triển Nông thôn (RDB) Ấn Độ cho biết, giá gạo trắng đã tăng nhẹ trở lại từ đợt giảm mạnh, đe dọa tới đời sống của người nông dân.
Việc chính phủ Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi nâng giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đối với mùa vụ kharif (những giống cây được trồng trong giai đoạn tháng 6 - tháng 9) dự kiến sẽ ảnh hưởng tới giá gạo và bông quốc tế, những mặt hàng đứng đầu trong danh sách nông sản xuất khẩu của quốc gia này. Đợt tăng giá này dự kiến sẽ làm giá bông tại Ấn Độ đi lên và sẽ sớm thể hiện trên thị trường toàn cầu. Ấn Độ là nhà xuất khẩu sợi tự nhiên lớn nhất thế giới.
Thị trường hàng hóa ngày 13/7 nổi bật với thông tin Việt Nam trúng thầu 60.000 tấn gạo xuất đi Hàn Quốc. Trong khi đó, người nông dân trồng tiêu vẫn lao đao trước tình trạng giá tiêu liên tục giảm.
Vượt qua các doanh nghiệp tên tuổi, là đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc, Thái Lan, Úc, một doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu, xuất 60.000 tấn gạo lứt Japonica (loại gạo có giống từ Nhật Bản) sang thị trường khó tính Hàn Quốc. Đây như một câu chuyện ngoạn mục của một doanh nghiệp tư nhân.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm từ tháng 10 khi nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới tăng giá đảm bảo mà nông dân nhận được cho phần lớn vụ mùa của họ, khiến xuất khẩu của mùa vụ mới đắt hơn so với nguồn cung từ các quốc gia đối thủ.
Mùa vụ năm mới kết thúc (giai đoạn tháng 7/2017 - tháng 6/2018) của Ấn Độ ghi nhận mức sản lượng gạo, ngô, lúa mì và các loại đậu như urad (đậu đen), gram (chana) lớn nhất từ trước đến nay.
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, thị trường lúa gạo có xu hướng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng để trang trải các hợp đồng đã ký với Indonesia và Philippines. Trong đó, lúa thường tăng 100 – 200 đồng/kg, lúa chất lượng cao tăng 400 – 500 đồng/kg.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia đạt gần 122,4 triệu USD, tăng 177% so với cùng kỳ năm 2017.
Tuần trước, trong khi giá một số loại lúa tiếp tục giảm hoặc chững lại, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm lại tăng nhẹ khoảng 100 đồng/kg sau khi giảm tới 100 - 400 đồng/kg trong tuần kết thúc vào ngày 14/6.