|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu gạo nếp tăng mạnh

15:15 | 30/01/2017
Chia sẻ
Trong khi hầu hết các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016 đều giảm rất mạnh, gạo nếp đã vươn lên thành ngôi sao sáng với kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp đôi so với năm 2015.
Gạo nếp là một trong hai chủng loại gạo duy nhất có sản lượng xuất khẩu tăng trong năm 2016. Ảnh: ST

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 4,89 triệu tấn, giá trị thu về là 2,2 tỷ USD, giảm gần 26% về lượng và 21% về giá trị so với năm 2015.

Về chất lượng gạo năm 2016, gạo thơm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (28,5%) với gần 1,4 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2015; kế đến là gạo trắng cao cấp với 1,05 triệu tấn, chiếm 21,6% tổng lượng gạo xuất khẩu, giảm mạnh 42% so với năm 2015. Cùng với đó, xuất khẩu gạo trắng cấp trung bình đạt trên 655.000 tấn, chiếm 13,4% tỷ trọng toàn ngành, giảm 45% và gạo trắng cấp thấp đạt trên 355.000 tấn, chiếm 7,3% tỷ trọng toàn ngành, giảm 56% so với năm 2015...

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo nếp năm 2016 đạt tới 1,02 triệu tấn, chiếm 20,9% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành và tăng trên 96% so với năm 2015. Gạo nếp cũng là một trong hai chủng loại gạo có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu duy nhất trong năm 2016. Theo đó, gạo Japonica năm 2016 xuất khẩu đạt trên 158.000 tấn, chiếm 3,24% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành, tăng 137%% so với năm 2015.

Bên cạnh sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, giá gạo nếp xuất khẩu bình quân trong năm 2016 cũng đạt tới 501 USD/tấn, tăng 36 USD/tấn so với năm 2015. Đây cũng là loại gạo có giá xuất khẩu tăng mạnh nhất so với các chủng loại gạo khác trong năm 2016.

Phân theo thị trường, châu Á vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 với tổng khối lượng là 3,194 triệu tấn, chiếm trên 65,3% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành, giảm 34,7% so với năm 2015; châu Âu đạt trên 82.000 tấn, chiếm 1,7% tỷ trọng toàn ngành, giảm 25,6%; châu Phi đạt trên 822.000 tấn, chiếm 16,8% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành, giảm trên 9% so với năm 2015. Trong khi đó, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ năm 2016 tăng trên 7%, đạt trên 472.600 tấn, chiếm 9,7% tỷ trọng toàn ngành…

Trong năm 2017, tình hình xuất khẩu gạo được dự báo sẽ gặp khó khăn vì thị trường có những tín hiệu xấu. Vì vậy, VFA kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tạm trữ lúa gạo trong vụ đông xuân 2016-2017 để ổn định giá thị trường theo định hướng, đảm bảo mức lãi tối thiếu cho nông dân.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Hiền

Câu hỏi trước thềm VIF 2025: Cổ phiếu chứng khoán còn triển vọng đầu tư khi lợi nhuận ngành lao xuống mức thấp nhất ba quý?
Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam (VIF) 2025 diễn ra, một câu hỏi được số đông nhà đầu tư quan tâm đó là cổ phiếu chứng khoán còn hấp dẫn về mặt định giá hay còn dư địa để đầu tư dựa trên những câu chuyện sắp tới như mặt bằng lãi suất giảm, vĩ mô ổn định, quyết tâm thúc đẩy mục tiêu nâng hạng của cơ quan quản lý.