Xuất khẩu cà phê tại các khu vực sản xuất chính giảm trong 3 tháng đầu năm 2019 - 2020
Xuất khẩu cà phê trong 3 tháng đầu niên vụ 2019 - 2020 giảm 5,8% xuống 29,01 triệu bao so với 30,78 triệu bao trong cùng kì năm 2018 - 2019.
Trong giai đoạn này, các lô hàng cà phê arabica giảm 10,1% xuống còn 18,28 triệu bao nhưng xuất khẩu robustas tăng 2,7% lên 10,73 triệu bao.
Sự sụt giảm trong xuất khẩu cà phê arabica chủ yếu là do nguồn cung từ các nước sản xuất và Brazil, lần lượt giảm 13,8% xuống 4,22 triệu bao và 13,3% xuống 9,95 triệu bao.
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê arabica của Colombia tăng 3,7% lên 4,12 triệu bao và xuất khẩu cà phê robustas tăng 2,7% lên 10,73 triệu bao.
Tổng xuất khẩu của châu Phi trong 3 tháng đầu năm tăng 6,3% so với năm trước, đạt 3,25 triệu bao.
Uganda là nhà xuất khẩu lớn nhất ở châu Phi với 1,15 triệu bao, tiếp theo là Ethiopia với 927.000 bao. Do đó, châu Phi đã tăng tỉ trọng xuất khẩu thế giới lên 11,2% so với 9,9% trong 3 tháng đầu năm 2018 - 2019.
Tại châu Á và châu Đại Dương, xuất khẩu tăng 0,3% lên 8,98 triệu bao nhưng dưới mức kỉ lục 10,26 triệu bao đạt được trong ba tháng đầu năm 2016. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu trong khu vực với 6,05 triệu bao, giảm 10,7% so với năm 2018.
Trong giai đoạn này, xuất khẩu chủ yếu dựa vào thu hoạch từ vụ mùa trước trong khi vụ mùa mới đang được tiến hành.
Tuy nhiên, Indonesia ghi nhận mức tăng mạnh khi tăng gấp đôi khối lượng xuất khẩu lên 1,48 triệu bao trong khi các lô hàng từ Ấn Độ tăng 0,5% lên 1,07 triệu bao. Châu Á và châu Đại Dương chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 3 tháng đầu năm.
Mức giảm 9,9% được ghi nhận ở Mexico và Trung Mỹ với xuất khẩu đạt 1,51 triệu bao, mức thấp nhất kể từ năm 2015 - 2016.
Các lô hàng từ hai nhà sản xuất lớn nhất khi vực giảm trong 3 tháng đầu năm với xuất khẩu từ Honduras giảm 8,3% xuống còn 522.000 bao và từ Mexico giảm 15,3% xuống còn 427.000 bao.
Tuy nhiên, xuất khẩu từ Guatemala tăng 9,7% lên 302.000 bao và từ Nicaragua tăng 7,1% lên 170.000 bao. Do đó, Mexico & Trung Mỹ chiếm khoảng 5,2% xuất khẩu của thế giới, thấp hơn một chút so với năm 2018 - 2019.
Tại Nam Mỹ, xuất khẩu giảm 10,7% xuống 15,27 triệu bao. Brazil xuất khẩu 9,94 triệu bao, giảm 14,4% so với năm ngoái.
Các lô hàng của Colombia tăng 4,8% lên 3,76 triệu bao khi xuất khẩu cà phê xanh tăng 5,3% lên 3,5 triệu bao vàcà phê rang tăng gần 50% lên khoảng 46.000 bao.
Mặc dù xuất khẩu cà phê hòa tan của Colombia giảm 8.4% xuống còn 211.000 bao so với năm 2018 - 2019, ghi nhận khối lượng này là mức cao thứ hai từ trước tới giờ.
Xuất khẩu của Peru giảm 19,7% xuống còn 1,41 triệu bao. Mặc dù giảm mạnh, Nam Mỹ vẫn là nơi xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm 52,6% tổng sản lượng của thế giới, giảm từ 55,5% trong năm 2018/19.
Tổng sản lượng trong năm cà phê 2019 -2020 của khu vực này ước tính đạt 168,71 triệu bao, giảm 0,9%.
Dự kiến sản lượng thu hoạch thấp hơn ở châu Phi và Nam Mỹ, lần lượt giảm 2,3% xuống 18,19 triệu bao và 4,7% xuống 78,33 triệu bao.
Tuy nhiên, ở châu Á và châu Đại Dương, sản lượng ước tính khoảng 50,65 triệu bao, tăng 5,4% trong khi sản lượng từ Mexico & Trung Mỹ ước tính tăng 0,9% lên 21,54 triệu bao.
Tổng mức tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt khoảng 169,34 triệu bao trong năm nay, dẫn đến thâm hụt dự kiến là 0,63 triệu bao. Điều này có thể gây áp lực lên giá nhưng đà tăng sẽ được điều chỉnh bởi vụ mùa sắp tới của Brazil vào năm 2020 - 2021.