World Bank: Nếu được trao cơ hội, phụ nữ có thể tạo ra 160.000 tỉ USD cho nền kinh tế thế giới
Các nhóm vận động quyền phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình.
Tờ The Guardian ghi nhận, World Bank (WB) đã theo dõi những thay đổi pháp lí tại các nước trong thập kỉ qua và nhận thấy rằng đây là những quốc gia duy nhất trên thế giới đảm bảo bình đẳng giới trong các luật liên quan đến việc làm.
Báo cáo năm 2019 về phụ nữ, kinh doanh và luật pháp của WB, được công bố trong tuần này, đã phân tích tình trạng phân biệt giới tại 187 quốc gia. WB phát hiện rằng, một thập kỉ trước, không có quốc gia nào trao cho phụ nữ và nam giới quyền lợi hợp pháp ngang bằng nhau.
Chỉ số mà WB sử dụng đã đánh giá 8 chỉ số ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế mà phụ nữ đưa ra suốt cuộc đời làm việc của họ, từ tự do di chuyển đến nhận lương hưu, để theo dõi các rào cản pháp lí liên quan đến đến việc làm hay hoạt động kinh doanh của phụ nữ.
Mỗi quốc gia được tính điểm và xếp hạng, với thang điểm cao nhất là 100, tương đương với việc quốc gia đó đem đến bình đẳng pháp lí cho cả nữ và nam giới.
Và chỉ 6 quốc gia đạt được điểm tối đa.
Nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình toàn cầu đã tăng từ 70 lên 75. Trong số 39 quốc gia đạt từ 90 điểm trở lên, có 26 quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao. 8 quốc gia (bao gồm cả Anh) đến từ châu Âu và châu Á. 2 quốc gia, gồm Paraguay và Peru, đến từ khu vực Mỹ Latin và Caribe. Đài Loan cũng nằm trong nhóm 39 quốc gia đạt điểm số cao nhất.
Khu vực Nam Á đã cải thiện đáng kể điểm số trung bình của khu vực, ghi nhận con số kỉ lục 58,36 điểm, tăng từ mức 50 điểm của một thập kỉ trước.
Điểm số của các nước châu Phi cận sa mạc Sahara cũng đã tăng từ 64,04 lên 69,63 điểm trong cùng kì, dẫn đầu bởi những tiến bộ tại Mauritius. Một nửa những thay đổi tại khu vực này có liên quan đến việc làm và hôn nhân.
Các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi có mức tăng trung bình từ 2,86 - 47,37 điểm.
Bản báo cáo đã được đưa ra bởi Chủ tịch tạm thời của WB, bà Kristalina Georgieva, người vừa tiếp quản chức vụ từ ông Jim Yong Kim.
"Bình đẳng giới là một thành tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế", bà Georgieva nói. "Phụ nữ chiếm một nửa dân số và chúng tôi có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thế giới thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không thành công nếu luật pháp kìm hãm chúng tôi".
Bản báo cáo trên cho thấy các nhóm vận động quyền phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách.
Xét về mặt tổng thể, bản báo cáo ghi nhận tiến bộ đáng kể, song vẫn còn nhiều việc phải làm để hỗ trợ phụ nữ trong vấn đề việc làm. Thực hiện cải cách pháp lí không nhất thiết phải tạo ra thay đổi rõ rệt và điểm số 100 không đồng nghĩa là bình đẳng 100% tại quốc gia đó.
Trả lương không công bằng là một trở ngại lớn. Chẳng hạn, phụ nữ ở Thụy Điển được trả ít hơn các đồng nghiệp nam 5%, trong khi tỉ lệ này tại Anh là 8%.
Bất bình đẳng đồng nghĩa rằng phụ nữ sẽ mất đi một cơ hội, bà Georgieva nói. Nền kinh tế toàn cầu có thể được làm giàu thêm khoảng 160.000 tỉ USD (tương đương 120.000 triệu bảng) nếu phụ nữ được trả lương ngang bằng nam giới.
"Rõ ràng rằng việc tạo cơ hội cho phụ nữ sẽ khiến xã hội phồn vinh hơn", bà Georgieva nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/